Nhà văn Nam Cao được đánh giá là một trong những cây bút xuất sắc nhất của văn học hiện thực Việt Nam trước Cách mạng. Các tác phẩm của ông sáng tác trên hai đề tài lớn là trí thức và nông dân, nhưng thành công hơn cả là khi ông viết về đề tài người nông dân. Khi viết về người nông dân, nhà văn có khuynh hướng khám phá, phát hiện những vẻ đẹp phẩm chất ẩn sâu trong con người họ. Truyện ngắn Lão Hạc là một tác phẩm như vậy.
Truyện xây dựng theo cốt truyện tâm lí, đi sâu vào miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật. Xuyên suốt truyện, ta thấy từng suy tính, cân nhắc, lựa chọn của lão Hạc. Nào lão tính toán thời gian con đi, nào tính giá tiền từng bữa ăn của con Vàng, nào tính toán việc bán con Vàng, thậm chí “liệu đâu vào đấy cả” cho cái chết của mình.
Với nghệ thuật kể chuyện đặc sắc, ngôn ngữ giản dị, lôi cuốn, Nam Cao đã cho người đọc thấy chân dung số phận bất hạnh của người nông dân trước Cách mạng, họ bị đẩy đến bước đường cùng phải tìm đến cái chết. Nhưng đằng sau đó còn là chân dung tinh thần đẹp đẽ, giàu tình yêu thương và nhân cách cao đẹp.
Mời QVVCB cùng nhà phê bình văn học Mai Anh Tuấn một lần nữa nhìn lại tác phẩm “Lão Hạc” để thấy được đời sống cũng như phẩm chất của người nông dân Việt Nam trong xã hội cũ.
Mời quý vị xem chương trình Sách và cuộc sống đã phát sóng tại đây./.