Chính bởi sự khác biệt này nên chùa còn có tên gọi khác là chùa mở ngoặc kép chùa ve chai.
Chùa Linh Phước được xây dựng vào năm 1949, đến năm 1990, Thượng tọa Thích Tâm Vị cho trùng tu và xây dựng thêm nhiều công trình mới. Trải qua hàng chục năm với sự đóng góp của rất nhiều phật tử khắp nơi trên thế giới, chùa đã trở thành một địa điểm du lịch tâm linh vô cùng nổi tiếng.
Đây là một công trình kiến trúc đậm đà bản sắc Á Đông. Với sự kết hợp hài hòa giữa chùa và tháp của lối kiến trúc phương Đông. Chùa được thiết kế độc đáo với những đường nét chạm khắc tinh xảo bằng mảnh sành sứ và gây được ấn tượng với khách hình là hình con rồng uốn lượn dài 49m, được làm từ khoảng 15.000 vỏ chai, lọ.
Chùa Linh Phước được trang trí hoa văn theo điển tích tứ linh, tứ quý, bát âm, bát bửu… từ mái đến vách trong ngoài lan can, cột cửa đều khảm sành rất công phu. Hàng trăm tấn mảnh sành sứ từ Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương được mua về để tôn tạo chùa.
Tất cả các họa tiết trang trí một cách cầu kỳ, tỉ mỉ, sống động. Các mảnh xanh sử được bố trí hài hòa, hoa văn tinh tế. Màu sắc của chùa cũng rất tự nhiên, đều là màu của sành, sứ. Khi gặp ánh sáng mặt trời, tất cả như bừng sáng hơn, lớp lánh hơn.
Với kiến trúc được khảm sành sứ độc đáo, chùa Linh Phước quả thực là một công trình du lịch xanh của thành phố Đà Lạt nói riêng và tỉnh Lâm Đồng nói chung. Đồng thời, kiến trúc chùa đã thể hiện công sức, sự tài hoa đáng trân quý của những nghệ nhân Việt Nam. Nhờ bàn tay khéo léo và óc sáng tạo của họ, ngôi chùa Linh Phước đã để lại ấn tượng rất lớn trong lòng du khách gần xa.
Kim Anh - Nguyên Hạnh - Hoàng Thuyên
Mời quý vị xem các tin tức trong nước đã phát sóng tại đây./.