Video Tin trong nước

“Lợi ích kép” từ mô hình giao khoán rừng cho cộng đồng ở Kon Rẫy - Kon Tum

Hơn 5 năm qua, huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum, đã giao khoán hơn 12.000 ha rừng tự nhiên cho gần 900 cộng đồng dân cư người dân tộc thiểu số quản lý, bảo vệ.
15:38 - 02/12/2021

Hàng nghìn hộ dân ở huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum tham gia giữ rừng được nhận chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, tăng thêm nguồn nhập cải thiện đời sống. Đồng thời nạn xâm hại rừng ở địa phương giảm theo từng năm, diện tích rừng luôn được giữ vững.

Là một trong những hộ ở thôn 1, xã Đắk Kôi, huyện Kon Rẫy nhận trông coi bảo vệ rừng từ đầu năm 2017, ông A Đoàn chia sẻ, hàng tuần ông cùng tổ quản lý bảo vệ rừng của thôn đi tuần tra từ 2 – 3 lần để trông coi bảo vệ rừng thuộc tiểu khu 467 - Lâm trường Đắk Ruồng. Việc tuần tra thường xuyên đã giảm hẳn tình trạng khai thác gỗ trộm, số vụ lấn chiếm đất rừng cũng không còn xảy ra.

Thôn 1 xã Đắk Kôi huyện Kon Rẫy hiện có 54 hộ gia đình nhận khoán bảo vệ gần 1.600 ha rừng. Các hộ chia thành 12 tổ, luân phiên thực hiện tuần tra canh gác bảo vệ rừng. Ông A Chiếu, Tổ trưởng tổ cộng đồng bảo vệ rừng số 1, xã Đắk Kôi, cho biết, việc nhận khoán bảo vệ rừng đã giúp mỗi hộ có thêm thu nhập mỗi năm từ 8-10 triệu đồng tiền dịch vụ môi trường rừng. Số tiền này các gia đình đầu tư mua phân bón, cây giống, con giống để phát triển kinh tế. Riêng gia đình ông A Chiếu đã nuôi được đàn bò 4 con, trị giá khoảng 100 triệu đồng.

Toàn huyện Kon Rẫy hiện có gần 900 cộng đồng dân cư nhận khoán bảo vệ khoảng 12.000 ha rừng. Đánh giá về hiệu quả công tác bảo vệ rừng và sử dụng nguồn tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng của các cộng đồng dân cư.

Thực tế cho thấy, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng ở huyện Kon Rẫy tỉnh Kon Tum đã tạo ra “lợi ích kép” khi người dân vừa có thêm nguồn thu nhập do tăng gia sản xuất, vừa góp sức bảo vệ rừng hiệu quả.

Tuấn Long / VOV Tây Nguyên

Mời quý vị xem các Tin tức trong nước đã phát sóng tại đây./.