Theo thống kê, hiện cả nước có 3.339 doanh nghiệp lữ hành, trong đó có 2.519 doanh nghiệp lữ hành quốc tế, 820 doanh nghiệp lữ hành nội địa. Thế nhưng, du lịch đóng băng trong thời gian dài do đại dịch đã khiến hàng nghìn DN phải đóng cửa, tạm ngừng hoạt động, nhiều lao động trong ngành phải nghỉ việc. Đại dịch Covid-19 chưa có tiền lệ cũng đã làm thay đổi mọi hoạt động về nhu cầu, thói quen đi du lịch của khách hàng, điều này đỏi hỏi các DN du lịch cần phải sớm thích ứng và có những giải pháp trong đổi mới phương thức quản lý và kinh doanh lữ hành trong tình hình mới.
Để khôi phục thị trường sau dịch Covid-19, năm 2020, ngành du lịch và các địa phương đã triển khai nhiều chương trình kích cầu du lịch nội địa. Hiệu quả của các chương trình này đem lại cũng khá tích cực khi sau mỗi đợt kích cầu thì nhiều sản phẩm du lịch ít ai biết đến đã trở thành 1 xu thế, lượng khách quay trở lại các điểm đến đạt mức cao. Tuy nhiên, hoạt động kích cầu cũng bộc lộ ra một số nhược điểm cần khắc phục sớm như thời gian kích cầu chưa đủ dài, quy mô chưa đủ lớn, thiếu sự liên kết chặt chẽ từ một số bên…
Để các chương trình kích cầu thực sự đạt được hiệu quả thì cần duy trì tốt công tác phòng chống dịch, giữ cho điểm đến an toàn, đồng thời các doanh nghiệp lữ hành cần phát huy tốt hơn vai trò của mình trong việc đưa ra các sản phẩm mới, đặc trưng có sức hút đối với khách du lịch.
Bên cạnh đó, để phục hồi và phát triển thì các DN lữ hành cũng cần tiếp tục củng cố lực lượng, xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao cho chính mình, đồng thời đẩy mạnh chuyển đổi số trong các hoạt động và doanh nghiệp cần phải có sự chuẩn bị tốt nhất để thay đổi, phát triển du lịch thành ngành kinh tế số./.
Thực hiện: Tiến Dũng, Quốc Hùng
Mời quý vị xem các tin tức đã phát sóng tại đây./.