NÂNG CAO VAI TRÒ KIỂM TRA, GIÁM SÁT, PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN
Nhấn mạnh, thực tế cho thấy hoạt động của Công đoàn cơ sở thời gian qua còn rất nhiều lúng túng, chưa hiệu quả; vị thế, tiếng nói của Công đoàn trong doanh nghiệp còn mờ nhạt; năng lực thương lượng, đối thoại và đại diện, bảo vệ cho người lao động của Công đoàn cơ sở vẫn là khâu yếu. Mà nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng này là các quy định pháp luật về vai trò phản biện xã hội của công đoàn các cấp còn nhiều bất cập.
Đại biểu Nguyễn Thị Nguyệt Thu, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Lắk cho rằng: Nội dung này đã được đề cập trong các quy định của Đảng, tuy nhiên thực tế hoạt động thực hiện phản biện xã hội của tổ chức công đoàn còn nhiều bất cập. Do đó, cần phải bổ sung vào dự thảo luật các điều khoản quy định rõ giá trị pháp lý phản biện xã hội của các tổ chức công đoàn Việt Nam.
Đối với các quy định về chức năng thanh tra, kiểm tra và giám sát của tổ chức công đoàn, đa số đại biểu đồng tình như trong dự thảo Luật, tuy nhiên, một số ý kiến đề nghị bổ sung quyền và trách nhiệm của tổ chức công đoàn được giám sát thực hiện các kết luận sau thanh tra.
Các đại biểu cũng đề nghị công đoàn các cấp cần bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra, giám sát có đạo đức, có năng lực, am hiểu các quy định pháp luật và dám đấu tranh khi phát hiện các vi phạm. Ðiều này rất quan trọng trong việc bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của người lao động, đồng thời nâng cao vai trò, vị thế của tổ chức Công đoàn./.
Thực hiện: Huy Vinh - Quốc Hùng