Tại nạn do pháo nổ chủ yếu ở đối tượng thanh thiếu niên, trong khi hậu quả bỏng có thể khiến các em mất sức lao động và trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Bệnh nhân 24 tuổi đã không thể vận động chân tay như trước đây, mắt nhìn mờ, do tai nạn bỏng từ tự chế pháo. Bệnh nhân sẽ phải trải qua nhiều đợt điều trị làm lành vết thương, vá da và cuối cùng là tập phục hồi chức năng. Không chỉ phải nghỉ làm nhiều ngày mà khi quay trở lại cuộc sống, bệnh nhân sẽ không thể tham gia lao động chân tay như trước khi chưa bỏng
Liên tiếp trong 2 tuần vừa qua, bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác đã tiếp nhận 8 bệnh nhân bỏng do tự chế pháo. Tổn thương do pháo nổ rất nguy hiểm. Mặt khác, các chấn thương này thường rất khó làm sạch do dính dị vật từ pháo nổ, gây khó khăn cho quá trình điều trị. Nhiều trường hợp vết thương không thể tái tạo, dẫn đến tàn phế. Di chứng từ những vết thương do pháo nổ cũng rất nặng nề, như sẹo bỏng co kéo, mất tay, chân.
Để phòng ngừa những tai nạn có thể xảy ra do đốt pháo hoặc tự chế pháo. Các lực lượng chức năng cần tăng cường kiểm tra xử lý vi phạm, đồng thời nhà trường, gia đình, chính quyền, đoàn thể cũng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật.
Thực hiện: Mai Lan –Đức Thành