Hiện nay, nhiều người mua hàng ở Nhật Bản đã khước từ sử dụng túi ni lông khi từ tháng 7 năm nay, các nhà bán lẻ ở đất nước mặt trời mọc yêu cầu khách hàng phải trả thêm tiền nếu dùng túi ni lông khi mua hàng.
Chị Yamaguchi - Nhà tư vấn về sống xanh đưa ra một số biện pháp để bắt đầu cuộc sống mới giảm thiểu tối đa việc di chuyển cũng như sử dụng lượng lớn đồ đóng gói không thể tái chế. Cũng tương tự như sử dụng túi ni lông, việc đóng gói bằng nilong đang trở thành vấn đề tại Nhật Bản. Dịch Covid-19 còn khiến vấn đề này trở nên tồi tệ hơn do tiêu thụ các mặt hàng đóng gói sẵn mang đi đang trở nên phổ biến.
Theo GS Hideshige Takada, ĐH Waseda, ni lông, nhựa phổ biến ở Nhật Bản do chi phí xử lý rác thải này thuộc về người đóng thuế chứ không phải các tập đoàn.
Các nước châu Âu và Trung Quốc áp dụng hệ thống nhà sản xuất có trách nhiệm mở rộng. Theo đó, các công ty phải trả phí xử lý rác thải nhưng tại Nhật Bản thì các công ty không phải trả phí này.
Mặc dù là Nhật Bản tái chế 80% lượng rác thải nhựa nhưng với tình hình sử dụng túi ni lông và đồ đóng gói từ nhựa khá nhiều, việc xử lý rác thải nhựa cũng đang trở thành vấn đề nghiêm trọng tại quốc gia này. Hiện mỗi năm, mỗi người dân Nhật Bản sử dụng 300-400 túi ni lông./.
Mời quý vị xem các tin tức đã phát sóng tại đây./.