Kết quả của Nghiên cứu Quốc gia về bạo lực đối với phụ nữ tại Việt Nam năm 2019 do Bộ Lao động, Thương bình và Xã hội phối hợp với Tổng cục Thống kê và Quỹ Dân số LHQ cho thấy, mức độ phổ biến của bạo lực không giảm so với nghiên cứu đầu tiên được thực hiện vào năm 2010. Theo đó, hơn 60% phụ nữ từng trải qua một hoặc nhiều hình thức bạo lực về tinh thần, thể chất, kinh tế... Đáng lưu ý là có tới 90% nạn nhân không dám lên tiếng.
Trong bối cảnh đó, năm 2020, Chính phủ đã phê duyệt Chương trình “Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2021- 2025” đặt mục tiêu đến năm 2025, tối thiểu 50% người bị bạo lực trên cơ sở giới biết tới và tìm kiếm sự trợ giúp từ cơ quan cung cấp dịch vụ, và tất cả trường hợp có nhu cầu trợ giúp về bạo lực trên cơ sở giới được hỗ trợ bằng các hình thức khác nhau.
Trên chặng đường hướng tới sự bình đẳng giới, nếu có một hệ thống chính sách chặt chẽ và khoa học, đồng thời nâng cao khả năng đáp ứng của các dịch vụ công, Việt Nam có thể tiến gần đến mục tiêu ngăn ngừa tình trạng bạo lực trên cơ sở giới vì sự phát triển bền vững trong tương lai.
Anh Vũ – Lê Hải
Mời quý vị xem các tin tức trong nước đã phát sóng tại đây./.