Theo lý giải của Bộ GTVT thì việc, quy định bật đèn xe máy cả ngày được Bộ căn cứ theo Công ước Viên 1968 về báo hiệu đường bộ mà Việt Nam là thành viên. Quyết định này nhằm tăng nhận diện, giúp người điều khiển ôtô dễ dàng nhận diện các phương tiện đang lưu thông. Đặc biệt xe tải thường có những điểm mù mà người ngồi trong ôtô không phát hiện được, từ đó giảm tai nạn giao thông.
Tại nhiều quốc gia châu Âu, quy định về bật đèn chiếu sáng cả ngày đối với phương tiện tham gia giao thông là do ánh sáng ban ngày không đủ, sương mù nhiều, cần bật đèn để nhận diện, trong khi đó tỷ lệ người dân sử dụng ô tô cao, xe máy ít nên cần phải bật đèn nhận diện.
Thời tiết của Việt Nam không như các nước ôn đới mùa hè cao nhất chỉ 29 độ C và mùa đông trời mù và nhiều tuyết rơi thì mới cần thiết phải bật đèn 24/24. Còn Việt Nam khí hậu nhiệt đới với thời tiết vào mùa hè nhiệt độ luôn ở mức cao, trên 80% là ngày nắng, do đó điểm tối mù rất ít.
Ngoài ra, Việt Nam hiện đang có khoảng 60 triệu xe máy và trung bình mỗi ngày có khoảng 20 triệu xe hoạt động sẽ khiến việc tiêu hao lượng nhiên liệu rất lớn. Bên cạnh đó, việc bật đèn suốt trong suốt quá trình lưu thông sẽ tiêu tốn thêm một lượng điện ở bình ắc quy, từ đó tăng tiêu thụ nhiên liệu, tăng chi phí, tăng lượng phát thải khí gây ô nhiễm môi trường.
Quy định hiện hành mới chỉ yêu cầu người lái xe máy bật đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19h hôm trước đến 5h hôm sau và khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn.Việc đưa áp dụng quy định về đèn chiến sáng được Bộ GTVT kỳ vọng sẽ tạo ra thay đổi lớn về thói quen sử dụng đèn xe của người tham gia giao thông ở Việt Nam, từ đó góp phần làm giảm tai nạn giao thông. Tuy nhiên, việc đưa ra một đề xuất nào đó cũng cần tiếp thu đầy đủ ý kiến người dân để có những điều chỉnh phù hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam.
Thực hiện: Tiến Dũng – Minh Quân
Mời quý vị xem các Bản tin Nhịp sống hôm nay đã phát sóng của Vietnam Journey