Đây là những gì đang diễn ra tại căn phòng trọ chật chội ở số 10 ngõ 34 đường Dương Văn Bé, phường Vĩnh Tuy, thành phố Hà Nội. Căn phòng trọ này là nơi trú ngụ của cụ bà Nguyễn Thị Trung, 98 tuổi, và cô Nguyễn Thị Nhàn, con gái cụ.
Trước khi dịch ập đến, cô Nhàn là lao động tự do, ai thuê gì làm đó, công việc vốn đã bấp bênh, đến khi dịch bệnh diễn biến phức tạp, dẫn đến cách ly toàn xã hội, cô không còn việc làm. Cuộc sống trước đã khổ giờ lại càng thêm khó. Thêm mẹ già đau yếu khiến cuộc sống của cô càng trở nên túng quẫn.
Trong những ngày dịch bệnh này, để có thể duy trì cuộc sống, cô cùng mẹ già phải cậy nhờ những đồng tiền ít ỏi từ con gái làm nghề giao hàng gửi về, và phụ thuộc vào sự giúp đỡ từ những tấm lòng hảo tâm.
Từ 10h sáng đến 8h tối, với đôi chân không được lành lặn, người phụ nữ này hàng ngày đi khắp nẻo đường phố để thu lượm ve chai.
Trước đây, chị Văn Thị Hồ Vân là công nhân đường sắt, nhưng sau khi về hưu, đồng lương 2 triệu/ tháng không đủ để chị chăm lo cho đứa con đang mắc bệnh vể tâm thần. Cảnh mẹ góa con côi đã khiến chị nhiều lúc đầu óc cũng không được như người bình thường bởi áp lực và sự lo toan.
Cũng vì bệnh tật mà chàng trai 17 tuổi Phạm Đức Hiếu này trông ngây ngô như một đứa trẻ.
Cũng vì khó khăn về kinh tế và không nhận được sự giúp đỡ của chính quyền địa phương nên bao năm nay cậu bé này không được đi học, cũng như không được đến những ngôi trường dành riêng cho người khuyết tật. Điều này khiến người mẹ như chị đầy buồn lòng và đau đớn.
Những trường hợp như gia đình chị Nhàn và chị Vân tại thủ đô Hà Nội vẫn còn rất nhiều. Chính phủ cũng đã ban hành nghị quyết hỗ trợ cho những người lao động khó khăn trong dịch Covid – 19. Bên cạnh đó, cũng rất cần sự quan tâm của chính quyền cơ sở với những tâm lòng hảo tâm để giúp họ trải qua cơn hoạn nạn do dịch bệnh gây ra.
Mời quý vị xem các Bản tin Nhịp sống thường ngày đã phát sóng của Vietnam Journey tại đây./.