Trước khi dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4, DN này đã chuẩn bị tuyển dụng thêm lao động để phục vụ cho cao điểm du lịch hè năm 2021. Tuy nhiên, dịch Covid-19 bùng phát trở lại khiến kế hoạch này đã phải tạm dừng và DN đã phải chuyển hướng kinh doanh để đảm bảo duy trì được việc làm và thu nhập cho người lao động của đơn vị.
Theo khảo sát của Hội đồng Tư vấn du lịch, tính chung trên cả nước có 18% doanh nghiệp du lịch đã cho toàn bộ nhân viên nghỉ việc; 48% doanh nghiệp cho 50 - 80% nhân viên nghỉ việc. Khi dịch hết đi, ngành du lịch quay trở lại thì việc quan trọng nhất và khó nhất là phục hồi nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực cấp cao. Những nhân lực cấp cao mất rất nhiều thời gian để đào tạo và khi họ chuyển dịch sang một vị trí khác thường mất ít nhất 2 - 3 năm mới quay trở lại. Thấu hiểu điều này nên nhiều doanh nghiệp du lịch đã thực hiện nhiều giải pháp như chuyển đổi mô hình kinh doanh, giảm lương, cho lao động nghỉ luân phiên thay vì nghỉ hẳn để giữ chân nguồn nhân lực chất lượng cao này.
Trước đại dịch, du lịch Việt Nam liên tục khẳng định trong dách sách điểm đến hấp dẫn toàn cầu cũng như khu vực nhờ những nỗ lực bảo tồn tự nhiên, đầu tư trúng đích vào cơ sở hạ tầng, và nâng cao chất lượng dịch vụ. Bởi vậy, việc các DN ngành du lịch đang cố gắng giữ chân lao động để bảo đảm nhân lực khi du lịch phục hồi không chỉ nhằm giữ sinh kế trước mắt cho họ, mà chính là để bảo đảm cho khả năng bứt tốc của du lịch Việt Nam ở cuộc đua khẳng định vị trí trong thị trường du lịch quốc tế hậu đại dịch Covid-19.
Thực hiện: Tiến Dũng – Quốc Hùng – Anh Dũng
Mời quý vị xem các tin tức đã phát sóng tại đây./.