Phát triển bền vững khu công nghiệp: Cần tháo gỡ nhiều rào cản
Việc phát triển bền vững các Khu công nghiệp, khu kinh tế sẽ góp phần đáng kể vào việc hiện thực hóa các cam kết hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng “0” (NetZero) vào năm 2050, Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 và nhiều chính sách quan trọng khác của Việt Nam. Tuy nhiên, để đạt được yêu cầu của khu công nghiệp bền vững, còn nhiều khó khăn cần tháo gỡ như vấn đề nguồn vốn, tài chính và làm rõ các định quy định pháp lý.
Tính đến ngày 20/02/2024, cả nước đã có 418 KCN đã thành lập. Trong số các KCN đã được thành lập, có 298 KCN đã đi vào hoạt động và 120 KCN đang trong quá trình xây dựng. Nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển xanh và bền vững, nên ngay từ khi xây dựng các khu công nghiệp nhiều chủ đầu tư đã lựa chọn định hướng xanh cho các khu công nghiệp này.
Phát triển xanh và bền vững đang là xu thế chung của nhiều KCN hiện nay. Tuy nhiên, việc chuyển từ các KCN truyền thống sang KCN xanh, bền vững còn gặp nhiều khó khăn, nhất là về nguồn vốn và tài chính.
Có thể thấy, việc xây dựng KCN bền vững mang lại nhiều lợi ích đáng kể, không chỉ về mặt kinh tế mà còn về môi trường và xã hội. Cụ thể là: giảm tác động môi trường; tiết kiệm năng lượng và nguồn lực; tăng cường đổi mới và sự hợp tác; Nâng cao uy tín và hình ảnh thương hiệu tại thời điểm hiện tại, đồng thời giảm các rủi ro và pháp lý có thể trong tương lai; Tạo ra môi trường làm việc tốt hơn trong KCN cũng như mang đến nhiều lợi ích cho cộng đồng”. Do vậy, những rào cản trong việc phát triển KCN xanh, bền vững cần phải sớm có những giải pháp để tháo gỡ, nhất là về mặt pháp lý./.
Thực hiện: Tiến Dũng – Trọng Khánh