Tại Việt Nam, tình hình tội phạm mua bán người hiện nay đang diễn biến phức tạp. Theo báo cáo của các đơn vị, địa phương, từ năm 2010 đến tháng 6/2021, đã phát hiện gần 3.500 vụ, với 5.000 đối tượng, lừa bán gần 7.500 nạn nhân.
Người phụ nữ này đã được trở về nhà sau 28 năm bị lừa bán sang Trung Quốc. Từ một cô gái tuổi xuân phơi phới, nay chị trở về với một thân hình gầy guộc, không còn minh mẫn nữa, lúc nhớ, lúc quên, ngay cả tiếng mẹ đẻ cũng không thông thạo. Vì nhẹ dạ cả tin, chị đã bị một người đàn ông lạ lừa bán sang Trung Quốc. Mọi nỗ lực tìm kiếm của gia đình lúc ấy đều không có kết quả.
Báo cáo của các đơn vị, địa phương, từ năm 2010 đến tháng 6/2021, đã phát hiện gần 3.500 vụ, với 5.000 đối tượng, lừa bán gần 7.500 nạn nhân. Nạn buôn bán người xảy ra trên phạm vi 63 tỉnh, thành phố. Nạn nhân không chỉ là phụ nữ, trẻ em, mà đã xuất hiện tình trạng mua bán nam giới, mua bán trẻ sơ sinh, bào thai, mua bán nội tạng, đẻ thuê...
Mặc dù thời gian qua công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người luôn được Đảng, Quốc hội, Chính phủ quan tâm và tập trung chỉ đạo quyết liệt. Tuy nhiên, phòng, chống mua bán người là một nhiệm vụ khó khăn phức tạp, đặc biệt là trong xu thế tình hình tội phạm trên thế giới và khu vực ngày càng gia tăng. Vì vậy, bên cạnh sự nỗ lực của các cơ quan chức năng, mỗi người, gia đình và cộng đồng xã hội cần chung tay nhằm chủ động đấu tranh, phòng ngừa mua bán người.
Bao gia đình tan nát? Bao phận người rơi vào cùng cực? Bao nhiêu số phận bị lừa bán có thể quay trở về? Và bao nhiêu người sẽ mãi phải chịu cảnh “nô lệ”? Nếu như tình trạng mua bán người không sớm được đẩy lùi, thì sẽ mãi còn đó những con số đau lòng. Tích cực phòng chống nạn mua, bán người, mỗi người dân hãy cùng đoàn kết, hành động vì sự an toàn của mỗi người, mỗi gia đình, vì tương lai tốt đẹp của toàn xã hội.
Thực hiện: Minh Quyên – Ngọc Toàn
Mời quý vị xem các tin trong nước đã phát sóng tại đây./.