Thảo luận về tình hình kinh tế xã hội và ngân sách nhà nước; Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 và việc bổ sung vốn điều lệ cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, đa số các đại biểu nhất trí tán thành với các báo cáo. Tuy nhiên bên cạnh đó còn nhiều ý kiến khác nhau về các vấn đề này. Liên quan đến vấn đề về phương thức quản lý nhà nước, ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý nhà nước trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 diễn ra, đại biểu Nguyễn Mạnh Cường, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình yêu cầu cần làm rõ một số vấn đề liên quan đến luật phòng chống bệnh truyền nhiễm và công tác phòng ngừa tham nhũng lãng phí trong phòng chống dịch.
Về công tác tham mưu chính sách theo Đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Kiên Giang, cần phải chính xác, tránh để tình trạng khi ban hành chính sách không thực thi được gây nên những rối ren cho xã hội.
Đại biểu Ngô Thanh Danh, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Nông đề cập tình trạng phá rừng lấy gỗ diễn ra từ nhiều năm nay, nhưng hiện nay còn vấn đề đáng lo ngại hơn là phá rừng lấy đất. Đại biểu đề nghị cần có những chính sách phù hợp để ngăn chặn tình trạng này.
Về vấn đề xây dựng luật, Đại biểu Nguyễn Trường Giang, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Nông cho rằng sức sống của luật rất ngắn do chưa sát với thực tiễn cuộc sống.
Đánh giá về vấn đề thu chi ngân sách nhà nước, Đại biểu Bùi Đặng Dũng, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Kiên Giang cho rằng, vấn đề này vẫn còn những hạn chế như nhiều nội dung thu không đủ, cơ cấu thu nội địa 84-86% thu 3 khu vực đều không đạt.
Đại biểu Bùi Đặng Dũng cũng chỉ ra nhiều vấn đề liên quan đến việc kê khai thuế thiếu, sai phạm nhiều, nợ đọng thuế lớn. Về chi ngân sách vẫn còn vi phạm như chi chưa đúng chế độ, chi không đạt dự toán, chi giải ngân vốn đâu tư công đạt tỉ lệ thấp. /.
Thực hiện: Vũ Khuyên – Chí Phương
Mời quý vị xem các tin tức đã phát sóng tại đây./.