Video Tạp chí Y tế và Sức khỏe cộng đồng

Rối loạn chuyển hóa, biến chứng cường giáp thai kỳ

Phụ nữ trong chu trình mang thai tuyến giáp có những thay đổi về chức năng và hình thái do sự thay đổi của nồng độ hóc môn estrogen. Các bệnh lý tuyến giáp do rối loạn nội tiết mang thai có thể gây ra biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và con.
12:11 - 17/08/2023

+Trong quá trình mang thai, ở tuần thứ 18, bệnh nhân này cảm thấy thể trạng không tốt, thường xuyên có những biểu hiện bất thường như: khó thở, nôn nhiều, ho và sốt. Bệnh nhân được người nhà đưa đến Bệnh viện Nội tiết Trung ương. Sau quá trình thăm khám và hội chẩn, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân mắc cường giáp thai kỳ cần được nhập viện để được theo dõi.

Bệnh cường giáp có thể bắt đầu khởi phát vào 3 tháng đầu thai kỳ hoặc nặng hơn trong giai đoạn này ở những phụ nữ mắc bệnh từ trước. Ngoài các triệu chứng kinh điển liên quan đến cường giáp, cường giáp ở mẹ không được điều trị phù hợp có thể gây chuyển dạ sớm và một biến chứng nghiêm trọng đó là tiền sản giật.

Để phòng tránh bệnh cường giáp thai kỳ, các bác sĩ khuyến cáo thai phụ cần tìm hiểu về các yếu tố nguy cơ phát triển bệnh như tình trạng nội tiết, có tiền sử bị bệnh ở lần mang thai trước, có người trong gia đình mắc bệnh cường giáp hoặc nội tiết tuyến giáp. Nâng cao thói quen tập thể dục trước và trong khi mang thai ăn các thực phẩm lành mạnh, đa dạng với nhiều chất xơ, ít chất béo và calo. Khi mang thai cần thăm khám định kỳ và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.

Thực hiện: Hữu Quảng – Đức Thành