Ở giai đoạn cao điểm dịch bệnh Covid-19, đã có những lúc, nhiều kệ hàng của siêu thị trống hàng hóa, và vắng bóng người tiêu dùng. Dù có được đặt tại một địa phương có nhiều sản phẩm nông sản thiết yếu chủ lực, thế nhưng khâu vận chuyển và thương mại gần như đóng băng. Ngay sau dịch bệnh, nhiều chính sách được đưa ra, khắc phục những đứt gãy này.
Hiện tại tất cả các địa phương trên cả nước, hoạt động thương mại đã trở lại trạng thái bình thường mới. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với những mặt hàng nông sản sau thời gian dài chịu thiệt hại nặng nề bởi dịch bệnh.
Không chỉ thúc đẩy hoạt động thương mại trong nước thông suốt, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang tích cực kết nối, đẩy mạnh tiêu thụ nông sản ra các thị trường quốc tế. Trước khó khăn, hạn chế của thị trường Trung Quốc khi quốc gia này thực hiện zero Covid, các doanh nghiệp Việt Nam đã chủ động mở rộng đường đi cho nông sản Việt sang nhiều thị trường tiềm năng khác.
Một trong những thế mạnh của Việt Nam là nông sản với nhiều mặt hàng chủ lực được người tiêu dùng ở cả trong và ngoài nước đặc biệt ưa chuộng, tin dùng. Chính vì vậy việc đảm bảo các chính sách thương mại thông suố, rộng đường cho nông sản có ý nghĩa quan trọng, giúp các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nhanh chóng phục hồi, góp phần hồi sinh ngành hàng vốn chịu nhiều tổn thất trong dịch bệnh, cũng chính là góp phần phục hồi nền kinh tế đất nước.
Vũ Đào – Quốc Hùng
Mời quý vị xem các tin tức trong nước đã phát sóng tại đây./.