Sán lá gan và những hệ lụy khôn lường
Trong lần đi khám bệnh đinh kỳ gần đây tại một bệnh viện để chẩn đoán xem mình có bị tiểu đường hay mỡ máu gì không, vô tình các bác sĩ phát hiện ra khối áp xe gan và nghi ngờ ung thư gan ở bệnh nhân này, dù đã uống thuốc theo chỉ định nhưng mãi không khỏi. Bệnh nhân được chuyển sang Bệnh viện Đặng Văn Ngữ để thăm khám , sau các xét nghiệm và phân tích mẫu bệnh bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị nhiễm sán lá gan lớn cần nhập viện và điều trị ngay.
Bệnh sán lá gan được chia thành hai loại: sán lá gan nhỏ và sán lá gan lớn. Sán sau khi xâm nhập vào cơ thể sẽ xuống dạ dày, tá tràng rồi theo đường mật đi vào gan. Tại đây, sán phát triển thành sán lá gan trưởng thành, sinh sống và di chuyển xuống mật và gây bệnh khi chúng đào thải chất thải chuyển hóa qua gan và mật. Theo thống kê tại Việt Nam có khoảng 1 triệu người nhiễm sán lá gan nhỏ tình hình mắc sán lá gan lớn cũng đã được ghi nhận tại 50/63 tỉnh thành trong cả nước.
Để phòng bệnh sán lá gan, các bác sĩ khuyến cáo: người dân cần thay đổi tập quán ăn uống hàng ngày: ăn chín, uống nước đun sôi, không nên anh những đồ sống chưa qua chế biến và cần có thói quen quản lý phân. Lưu ý rằng, việc rửa rau sống dưới vòi nước không đảm bảo chúng ta sẽ không bị nhiễm giun sán mà chỉ hạn chế được nguy cơ nhiễm giun sán hơn./.
Thực hiện: Hữu Quảng – Trọng Đại