Hiện trên địa bàn tỉnh Sơn La, việc kết hợp sử dụng điện mặt trời trong sản xuất nông nghiệp đã được nhiều trang trại ứng dụng, bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế.
Trang trại chăn nuôi, trồng trọt hỗn hợp, sản xuất và kinh doanh nấm hương với quy mô công nghiệp của ông Cầm Văn Sơn, bản Ỏ Tra, xã Mường Bon, huyện Mai Sơn, Sơn La. Khu nhà trồng nấm cũng như chăn nuôi gia súc, gia cầm được lợp bằng tôn, lắp đặt trên mái những tấm pin năng lượng mặt trời để sản xuất điện vận hành các kho lạnh bảo quản nấm cũng như phục vụ sinh hoạt hàng ngày của gia đình và công nhân.
Đến nay gia đình ông Sơn đã xuất bán ra thị trường trên 19 tấn nấm hương; 13 tấn gà, vịt thịt với doanh thu khoảng 2,4 tỷ đồng. Ngoài ra, còn ký hợp đồng với 7 lao động địa phương với mức lương từ 6 đến 12 triệu đồng/tháng tùy từng công việc cụ thể.
Sau khi đầu tư nhà xưởng, chuồng trại, gia đình ông Trung đã ký hợp đồng với Công ty CPI Việt Nam về cung cấp thức ăn,cũng cũng như đầu ra cho khoảng 4 vạn con gà của gia đình. Trong năm tới, ông dự kiến phát triển đàn dê lên đến khoảng 1.000 con và nuôi thêm 100 con bò. Hiện tại, ông đang giải quyết việc làm cho 7 lao động với mức lương là 5 triệu đồng/người/tháng.
Với lợi ích “kép”, vừa giảm chi phí tiền điện, an toàn cho môi trường, lại tận dụng được khoảng không áp mái, mô hình trang trại, nhà xưởng sử dụng điện mặt trời đang được nhiều hộ gia đình và doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp ở Sơn La quan tâm đầu tư.
Tuy vậy, những hộ thành công như hộ ông Sơn, ông Trung chưa nhiều. Để có thể thúc đẩy rộng rãi mô hình này đạt hiệu quả cao, Sơn La rất cần có lộ trình cụ thể và hỗ trợ người dân trong việc lựa chọn các loại cây trồng, vật nuôi phù hợp, đồng thời có các biện pháp hỗ trợ tài chính cần thiết để khuyến khích người dân ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất.
Mùi Sơn - Đàm Trượng
Mời quý vị xem các tin tức trong nước đã phát sóng tại đây./.