Theo nhiều đại biểu, giai đoạn 2016-2020, Việt Nam đã tích cực trong tái cơ cấu kinh tế từ việc thúc đẩy phát triển khu vực kinh tế tư nhân trong nước, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, đẩy mạnh công tác quy hoạch, cơ cấu lại ngành và vùng kinh tế... và đã đạt được những kết quả tích cực.
Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, trên thế giới đã xuất hiện các xu hướng mới về dịch chuyển đầu tư, thương mại, chuyển đổi số và sự thay đổi nhanh chóng của các mô hình kinh doanh… Đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức cho quá trình tái cơ cấu nền kinh tế Việt Nam, đòi hỏi các doanh nghiệp cần đặt mình trong vai trò chủ động, nhanh chóng thích ứng và có điều chỉnh phù hợp.
Ngoài ra, nhiều đại biểu cho rằng, cơ cấu lại nền kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, là bước đi cần thiết để đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng dựa nhiều hơn vào khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo hiện nay. Tuy nhiên, bên cạnh đó, Chính phủ cần tiếp tục có những hỗ trợ về thể chế cho doanh nghiệp, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển và phục hồi trong thời gian tới.
Tiến Dũng – Quốc Hùng
Mời quý vị xem các tin tức trong nước đã phát sóng tại đây./.