Video Tin trong nước

Tài trợ thương mại theo chuỗi được kỳ vọng sẽ mang lại lợi ích tối ưu cho các bên

Năm 2022, các ngân hàng VN từ chối trung bình 12% số yêu cầu tài trợ thương mại, chủ yếu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, tương đương với khoảng 20,3 tỷ USD nhu cầu chưa được đáp ứng. Điều này đã hạn chế gia tăng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước.
13:10 - 25/02/2024

Theo một nghiên cứu của Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) mới được công bố, việc tăng cường độ bao phủ tài trợ thương mại thậm chí còn quan trọng hơn việc giảm chi phí tài trợ thương mại cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. 

Tài trợ thương mại trong nước của Việt Nam hiện tập trung vào các nhà sản xuất trong nước, chính vì thế nên việc mở rộng phạm vi tài trợ thương mại sẽ không chỉ giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam mà quan trọng hơn là thúc đẩy sản xuất, tăng cường hội nhập chuỗi cung ứng toàn cầu và lan tỏa đồng đều hơn lợi ích của thương mại giữa các nhà sản xuất trong nước. Và để các nhà xuất nhập khẩu có thể tham gia tích cực hơn vào thương mại quốc tế rất cần có sự hỗ trợ hiệu quả hơn của các tổ chức tài chính.

Cũng theo chia sẻ của một số ngân hàng thì việc tài trợ thương mại cho chuỗi sẽ mang lại lợi ích cho tất cả các bên, tối ưu hóa sự tham gia của các bên trong thực hiện mua bán hàng hóa, cung cấp sản phẩm dịch vụ, và kỳ vọng hoạt động tài trợ thương mại chuỗi này sẽ phát triển mạnh tại Việt Nam trong thời gian tới./.

Thực hiện: Vũ Đào – Trọng Khánh