1. Thưa PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn, nhiều năm gắn với công tác tuyển sinh, ông có thể phân tích một cách khái quát về xu hướng lựa chọn các ngành nghề của thí sinh những năm gần đây? Có sự chênh lệch nào giữa các nhóm các ngành nghề thuộc tổ hợp KHTN và KHXH?
2. Hiện nay, nhiều thí sinh đang lúng túng trong việc chọn ngành, chọn trường. Nhiều thí sinh thường có xu hướng chọn trường trước ngành học, điều này có đúng không? Ông có thể tư vấn cho các thí sinh về nguyên tắc nào trong lựa chọn ngành học, chọn trường sao cho tối ưu nhất?
3. Cùng với xu hướng phát triển kinh tế xã hội và định hướng của Chính phủ, năm nào cũng có một số ngành nghề đào tạo mới được mở ra. Đối với kỳ tuyển sinh năm nay, có những ngành nghề mới nào đáng chú ý thưa ông?
4. Khác với những ngành học đã có điểm chuẩn các năm trước để tham khảo, những ngành học mới mở ra thường thường có thể khiến các thí sinh bối rối hơn vì không có số liệu điểm chuẩn để làm cơ sở đăng ký nguyện vọng. Trong trường hợp này, thí sinh nên tìm kiếm thông tin như thế nào, thưa ông?
5. Trong kỳ tuyển sinh những năm trước, một số ngành học luôn có mức điểm đầu vào gần như tuyệt đối ( Khoa báo chí, ĐHKHXHNV - ĐHQGHN, ngành khoa học máy tính của ĐHBK…) ông có lời khuyên gì dành cho thí sinh trong việc đặt lựa chọn ở những ngành có điểm chuẩn cao như thế, đặc biệt vào kỳ tuyển sinh năm 2023 ghi nhận tới 2 thủ khoa khối A toàn quốc cũng trượt NV1?
6. Hiện nay, các trường đại học sử dụng rất nhiều phương thức xét tuyển (theo thống kê của Bộ GD-ĐT có khoảng 20 phương thức). Trong đó, ngoài xét tuyển thẳng theo quy chế của Bộ GD-ĐT và xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT, những phương thức còn lại được xem là xét tuyển sớm. Với thí sinh tham gia xét tuyển sớm, các em cần lưu ý điều gì để đảm bảo tối đa các quyền lợi?
7. Câu hỏi cuối cùng, ông có thể đưa ra lời khuyên cho thí sinh về cách đăng ký nguyện vọng xét tuyển để tăng tối đa cơ hội trúng tuyển?