Không chỉ đa dạng hóa các dịch vụ du lịch, đầu tư và nâng cấp cơ sở hạ tầng, từ trong thời gian giãn cách cho tới thời điểm hiện tại, các doanh nghiệp du lịch cũng đang bắt đầu tổ chức đào tạo và nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực phục vụ du lịch trong bối cảnh mới.
Đại dịch COVID-19 đã khiến trên 95% doanh nghiệp du lịch phải đóng cửa, tạm dừng hoạt động, ngành du lịch vì thế gặp nhiều hạn chế về nguồn nhân lực khi mở cửa du lịch trở lại. Tình hình mới yêu cầu cao hơn ở chất lượng nguồn nhân lực, thể hiện rõ ở tính chuyên nghiệp, có tính cạnh tranh và có khả năng tham gia vào lực lượng lao động quốc tế; thích ứng được với dịch bệnh, với cuộc cách mạng công nghệ 4.0 và xu thế chuyển đổi số trong lĩnh vực du lịch.
Trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030, ngành Du lịch đặt mục tiêu tạo ra khoảng 5,5 – 6 triệu việc làm. Để đạt được điêu đó, cần phải có một số cơ chế, chính sách nhằm giải quyết vấn đề nhân lực sau đại dịch như xây dựng, vận hành hành lang pháp lý phù hợp đối với đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực du lịch, thay đổi nhận thức của người lao động, doanh nghiệp và xã hội về ngành Du lịch, nghề nghiệp lĩnh vực du lịch... phát triển nguồn nhân lực du lịch theo hướng bền vững, đáp ứng yêu cầu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Quỳnh Trang – Lê Hải
Mời quý vị xem các tin tức trong nước đã phát sóng tại đây./.