Video Tin trong nước

Tập trung trao đổi vấn đề còn “vướng” trong các dự án luật

Sáng 25/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 3/2024 để cho ý kiến vào 03 dự án luật, 01 đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội và 01 đề nghị xây dựng luật.
06:21 - 26/03/2024

Tập trung trao đổi vấn đề còn “vướng” trong các dự án luật

Tại phiên họp này các thành viên Chính phủ thảo luận và cho ý kiến về Dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (sửa đổi); Dự án Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn; Dự án Luật địa chất và Khoáng sản; Đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp (sửa đổi); Nghị quyết của Quốc hội thí điểm phân cấp việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho Phòng Tư pháp thuộc UBND cấp huyện tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và tỉnh Nghệ An. Đặc biệt về Dự án Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn do Bộ Xây dựng chủ trì, các thành viên Chính phủ cho rằng đây là dự án luật rất quan trọng, nhằm thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về quy hoạch đô thị và nông thôn; tạo cơ sở pháp lý, công cụ quản lý thống nhất để điều chỉnh hoạt động đô thị và nông thôn; khắc phục các vướng mắc, bất cập trên thực tiễn, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, minh bạch, khả thi, hiệu quả của hệ thống pháp luật, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Phát biểu về vấn đề này Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu cần tiếp tục rà soát, nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các thành viên chính phủ tại Phiên họp này. 

Trong đó rà soát kỹ lưỡng để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật nhất là pháp luật về đất đai, quy hoạch, xây dựng, các lĩnh vực khác liên quan đến đô thị, nông thôn tránh chồng chéo, trùng lặp trong quản lý, gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp; Làm rõ nội hàm chính sách về hệ thống quy hoạch đô thị và nông thôn, tính chất, vai trò của các loại quy hoạch đô thị và nông thôn trong hệ thống quy hoạch quốc gia và các quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, tuân thủ về thứ bậc, tinh gọn tối đa về loại quy hoạch để tránh chồng chéo về nội dung giữa các quy hoạch; thời hạn lập quy hoạch cần phù hợp với thời kỳ và tầm nhìn quy hoạch theo quy định của Luật Quy hoạch; Thủ tướng giao Chính phủ quy định trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt điều chỉnh cục bộ để bảo đảm việc tuân thủ pháp luật trong lập, thẩm định, điều chỉnh quy hoạch; Có cơ chế huy động các nguồn lực hợp pháp hỗ trợ hoạt động quy hoạch đô thị và nông thôn, không tạo gánh nặng cho ngân sách; đồng thời nghiên cứu cơ chế để kiểm soát triển khai các nguồn lực, bảo đảm minh bạch, hiệu quả, chất lượng quy hoạch. Về dự án Luật Địa chất và Khoáng sản do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì soạn thảo các thành viên Chính phủ cho rằng cần thể chế hóa đầy đủ, đồng bộ các quy định của Hiến pháp và chủ trương của Đảng về phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản; Rà soát chính sách, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với các quy định của Hiến pháp và quy định tại các luật hiện hành tránh chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ thực hiện Luật của các bộ, ngành có liên quan đến phát triển công nghiệp khoáng sản. 

Phát biểu về dự án luật này Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu tiếp thu ý kiến Thành viên Chính phủ về phạm vi điều chỉnh đối với quản lý hoạt động chế biến khoáng sản; Phân nhóm khoáng sản và phân cấp trong cấp phép khai thác khoáng sản, tránh việc lợi dụng quy định thông thoáng để vi phạm pháp luật về khai thác khoáng sản; Làm rõ tiêu chí các loại khoáng sản do...