Sau khi nghe ý kiến thảo luận của các thành viên Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ ra những khó khăn thách thức và các giải pháp điều hành Chính phủ trong thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, tiếp tục rà soát, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, nhất là ưu tiên, tháo gỡ nguồn lực để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí trong công tác quản lý nhà nước, tăng phân cấp phân quyền, cá thể hoá trách nhiệm.
Phát biểu kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2021, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao các ý kiến tại cuộc họp rất có trách nhiệm, xuất phát từ thực tiễn các nhiệm vụ trọng tâm. Diễn biến tình hình đang thay đổi, khó lường, Thủ tướng chỉ đạo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ tiếp thu. Thủ tướng nêu rõ, tháng 4 và bốn tháng, tình hình kinh tế-xã hội có chuyển biến tích cực. Lạm phát vẫn kiểm soát được. Đời sống nhân dân được bảo đảm và cải thiện, thể hiện sự cố gắng của cả hệ thống chính trị.
Thủ tướng nhấn mạnh, trong tháng 5, theo dự báo có khó khăn, chúng ta phải đối mặt trực tiếp, nhất là dịch Covid-19. Để hoàn thành nhiệm vụ, Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương, tiếp tục rà soát, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, nhất là ưu tiên, tháo gỡ nguồn lực để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Thủ tướng đề nghị nghiên cứu có chính sách tiền tệ, tài khoá linh hoạt hơn, phù hợp thực tế để góp phần tăng trưởng, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Ngân hàng Nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính cần tập trung tích cực tháo gỡ cho sản xuất, kinh doanh thuận lợi, bình đẳng cho người dân và doanh nghiệp. Thúc đẩy cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện người dân, doanh nghiệp đóng góp công sức, trí tuệ đóng góp nguồn lực cho đất nước.
Về báo cáo đánh giá đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020, Thủ tướng cho rằng, việc quan trọng nhất là chúng ta chỉ ra được cái gì là làm được, cái gì chưa làm được, nêu rõ nguyên nhân chủ quan và khách quan, nhất là chủ quan. Đặc biệt là vấn đề ba đột phá chiến lược, tháo gỡ những khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, giải quyết những vấn đề tồn đọng lâu năm. Do đó, chúng ta phải làm đúng và làm trúng trong điều kiện nguồn lực có hạn, yêu cầu lại cao.
Thực Hiện: Vũ Khuyên
Mời quý vị xem các tin trong nước đã phát sóng tại đây./.