Tại tọa đàm các đại biểu cho rằng, có lịch sử 130 năm, hệ thống đường sắt Việt Nam đã nối liền các khu dân cư, trung tâm văn hóa nông nghiệp và công nghiệp suốt từ Bắc vào Nam. Vì vậy, đường sắt đã và đang không chỉ đóng vai trò quan trọng là huyết mạch của nền kinh tế, mà còn là sự khẳng định tính ưu việt bởi ưu thế vận tải khối lượng lớn và tận dụng kết cấu hạ tầng lịch sử để lại có bề dày cả trăm năm.
Chính vì vậy, ngành Đường sắt từng có thời kỳ “hoàng kim” nhưng càng về sau, đường sắt càng “hụt hơi” so với các loại hình vận tải khác, dẫn tới trì trệ, lạc hậu... Việc thúc đẩy phát triển hệ thống hạ tầng đường sắt Việt Nam hiện nay gặp nhiều nút thắt do nhận thức và hành động chưa đồng nhất, mô hình quản lý lĩnh vực đường sắt thay đổi quá nhiều, đầu tư cho hạ tầng đường sắt đòi hỏi vốn lớn hơn, chưa thu hút được sự tham gia của khối kinh tế tư nhân…
Để thúc đẩy hạ tầng đường sắt phát triển, các đại biểu cũng cho rằng, Nhà nước cần phải giữ vai trò chủ đạo và cần đầu tư nhiều hơn cho ngành đường sắt, cùng với đó là có hành lang pháp lý tạo thuận lợi cho việc thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực này.
Mời quý vị xem các bản tin Nhịp sống thường ngày đã phát sóng của Vietnam Journey tại đây./.