Điều này cho thấy tiềm năng lớn để Việt Nam phát triển du lịch golf, song “mỏ vàng” này vẫn chưa khai thác hết thế mạnh.
Theo Hiệp hội Du lịch golf Việt Nam, cả nước hiện có khoảng 80 sân golf đi vào hoạt động, trong đó có 32 sân golf đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế. Các sân golf Việt Nam hầu hết mới được xây dựng, thiết kế hiện đại, có khả năng cạnh tranh với những sân golf tốt nhất của các nước trong khu vực.
Trong số hơn 15,5 triệu khách quốc tế đến Việt Nam năm 2018, khách du lịch golf chiếm 0,8%, chủ yếu đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản và một số nước Đông Nam Á.
Du lịch golf là loại hình mới đầy tiềm năng của Việt Nam. Với lợi thế ổn định về thời tiết, được xây dựng tại những địa điểm có cảnh quan đẹp, khu nghỉ dưỡng cao cấp, nên Việt Nam thu hút được đông đảo người chơi golf trong nước và quốc tế. Golf thủ là những người có điều kiện về tài chính, nên phát triển loại hình du lịch golf sẽ tăng sức cạnh tranh cho ngành Du lịch Việt Nam.
Theo nhiều chuyên gia, để cạnh tranh với các nước trong khu vực phát triển mạnh về du lịch golf như Thái Lan, Malaysia thì Việt Nam cần có những thay đổi trong chính sách thu hút cũng như cách thức quảng bá.
Các chuyên gia cũng cho rằng, để khai thác mỏ vàng du lịch golf thì danh hiệu "Điểm đến golf tốt nhất” của châu Á và thế giới cần được quảng bá rộng rãi hơn nữa, đặc biệt nhấn mạnh tiêu chí an toàn, hấp dẫn, chất lượng để thu hút du khách. Ngoài ra, các sân golf cần liên kết với đơn vị lữ hành để phát triển nhiều sản phẩm du lịch golf kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện, du lịch khen thưởng (MICE), du lịch nghỉ dưỡng…
Tiến Dũng - Anh Dũng
Mời quý vị xem các tin tức trong nước đã phát sóng tại đây./.