Báo cáo của tỉnh Phú Yên cho biết, tính đến nay, số ca F0 lên gần 1.500 ca, chủ yếu là chuyển từ F1 lên F0. Hiện mỗi ngày ghi nhận vài chục ca. Các ca lây nhiễm chủ yếu do người dân từ TP. Hồ Chí Minh về, không kiểm soát được.
Phú Yên cũng nhận định nguy cơ tại địa phương vẫn cao, lây lan cộng đồng nhiều. Một trong những nguyên nhân là sự lỏng lẻo trong thực hiện giãn cách tại các khu thôn, xóm; ý thức của nhân dân chưa cao. Hiện, lực lượng y tế Phú Yên mỏng, dù thời gian qua được chi viện, nhưng vẫn thiếu, nhất là đây là lĩnh vực mới, nên trình độ y bác sĩ chưa đáp ứng được.
Với tỉnh Khánh Hòa, tính đến hiện tại đã gần 2.700 bệnh nhân Covid-19, trong đó 92% là bệnh nhân nhẹ, ca nặng biến chứng chiếm 27%, số ca tử vong chiếm gần 1% (21ca). Khánh Hoà có 2 trọng điểm dịch là thị xã Ninh Hoà và TP. Nha trang.
Thị xã Ninh Hoà hiện số ca có chiều hướng giảm nhanh. Thành phố Nha trang đã bắt đầu kiểm soát được tình hình, số ca tính đến trưa nay là 1.069. Tuy nhiên, vấn đề phức tạp hiện nay là tỉnh có đường quốc lộ, dự tính khoảng có 3.000 công dân từ TP. Hồ Chí Minh về địa phương. Tỉnh cũng đề xuất được hỗ trợ thêm trang thiết bị máy thở, máy thở oxy dòng cao, máy bơm kim tiêm tự động.
Trước thực tế đã gần 2 tháng mà dịch vẫn diễn biến phức tạp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 yêu cầu 2 tỉnh dập dịch dứt điểm, cố gắng trong 10 ngày tới phải dập được dịch. Tính các phương án xấu nếu như dịch xảy ra khả năng mất kiểm soát.
Riêng đối với tỉnh Khánh Hòa, Phó Thủ tướng yêu cầu địa phương này nghiêm túc cập nhật dữ liệu về dịch để Trung ương nắm được tình hình và có phương án kiểm soát chung của cả nước. Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng đề xuất Khánh Hoà giữ chặt các địa phương phía Tây và Tây Nam của tỉnh, bởi đây là khu vực vẫn an toàn.
Huy Vinh - Chí Phương
Mời quý vị xem các tin tức trong nước đã phát sóng tại đây./.