40 tham luận tại Hội thảo đã tập trung phân tích, làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản của bối cảnh ra đời và nội dung cơ bản của Tuyên ngôn Độc lập; Khẳng định giá trị lý luận và thực tiễn của Tuyên ngôn Độc lập. Tuyên ngôn Độc lập là sự nối tiếp giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, nổi bật là chủ nghĩa yêu nước, khát vọng độc lập, tự do, tinh thần đoàn kết, nhân văn. Đặc biệt, Tuyên ngôn độc lập là bản tổng kết cao quý về quyền con người, quyền của các dân tộc trên thế giới.
Trên cơ sở của Tuyên ngôn Độc lập Cách mạng Mỹ (1776) và Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Cách mạng Pháp (1789), Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là cơ sở pháp lý, chân lý của nhân loại mà không ai có thể vi phạm được.
Theo các chuyên gia, bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là một văn kiện lịch sử vô giá. Nó là sự kết tinh và thể hiện tập trung sự thống nhất giữa tư tưởng, hành động, đạo đức và nhân cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Từ chủ nghĩa yêu nước chân chính, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước, đến với chủ nghĩa Mác – Lenin, tìm ra con đường Cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam – con đường Cách mạng vô sản. Cũng chính bởi lòng yêu nước thiết tha, khát vọng độc lập dân tộc, Người đã sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam, cùng Đảng lãnh đạo toàn dân đứng lên đấu tranh đập tan ách thống trị thực dân phong kiến, giành chính quyền Cách mạng, xây dựng chính thể dân chủ cộng hòa. Tư tưởng, hành động, đạo đức và nhân cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn thống nhất và đều hướng tới mục đích cao nhất là nhân dân, đem lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân.
Thực hiện: Huy Vinh - Anh Dũng
Mời quý vị xem các tin tức đã phát sóng tại đây./.