Vệ sinh cá nhân, môi trường sạch sẽ, ngăn chặn nguồn lây các dịch bệnh
Theo nhiều chuyên gia y tế, bệnh tay chân miệng lưu hành tại Việt Nam chủ yếu do chủng Enterovirus 71 (EV71) và Coxsackie A16. Bệnh có thể xảy ra trên mọi đối tượng, tuy nhiên có đến 90% ca bệnh xảy ra ở trẻ dưới 3 tuổi. Bệnh lây qua đường tiêu hóa, qua tiếp xúc trực tiếp với người bệnh (bắt tay, ôm, hôn), tiếp xúc với đồ chơi, quần áo, đồ dùng sinh hoạt, bề mặt có chứa virus. Bệnh có khả năng lây lan nhanh, đặc biệt ở môi trường tập thể như nhà trẻ, trường học. Còn để hạn chế bệnh xuất suất huyết, chuyên gia y tế khuyến cáo người dân cần đậy kín các dụng cụ chứa nước, như: Bể nước ăn, giếng nước, chum, vại..., để muỗi không vào đẻ trứng; thực hiện thường xuyên các biện pháp diệt loăng quăng; lật úp các dụng cụ không chứa nước; loại bỏ, lật úp các vật liệu phế thải... Khi ngủ cần mắc màn, mặc quần áo dài để đề phòng muỗi đốt; phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng dịch. Bên cạnh đó, quản lý chặt vấn đề vệ sinh đồ chơi cho trẻ, giữ sạch bát đĩa cho trẻ trong bữa ăn, giữ tay sạch cho trẻ; đối với người trông trẻ cũng cần giữ bàn tay sạch; đeo khẩu trang, vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi chăm sóc người bị sốt xuất huyết, tay chân miệng.../.