Video Tin trong nước

Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn khi tham gia thị trường Halal

Hội thảo quốc tế "Phát triển hệ sinh thái Halal: chia sẻ kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới và Việt Nam" do Viện Nghiên cứu Nam Á, Tây Á và Châu Phi (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) vừa tổ chức tại Hà Nội.
12:56 - 06/07/2024

VIỆT NAM CÒN GẶP NHIỀU KHÓ KHĂN THI THAM GIA THỊ TRƯỜNG HALAL

Công nghiệp Halal là ngành công nghiệp cung cấp các sản phẩm và dịch vụ hợp chuẩn cho người theo đạo hồi, phát triển lớn mạnh nhất thế giới. Theo phân tích của Trung tâm phát triển Halal Malaysia, thị trường Halal toàn cầu đạt 3.000 tỷ USD năm 2020 và ước tính đạt 5.000 tỷ USD năm 2030. 

Mặc dù so với các nước trong khu vực, Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành Halal. Tuy nhiên, tại Hội thảo quốc tế "Phát triển hệ sinh thái Halal: chia sẻ kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới và Việt Nam" nhiều đại biểu nhận định “Việt Nam đã bước đầu tiếp cận thị trường Halal toàn cầu, song vẫn còn gặp nhiều khó khăn về sản xuất và xuất khẩu sản phẩm Halal”.

Phát biểu tại Hội thảo, nhiều đại biểu quốc tế như các Đại sứ Cộng hoà Azerbaijan, Ấn Độ, các nhà nghiên cứu, chuyên gia và doanh nghiệp… đã chỉ ra một số vấn đề Việt Nam đang gặp phải trong quá trình phát triển thị trường Halal; chia sẻ kinh nghiệm, chiến lược phát triển ngành Halal. 

Ngoài các tín đồ Islam/Hồi giáo, người tiêu dùng trên thế giới ngày càng quan tâm đến “tiêu chuẩn Halal” bởi các sản phẩm Halal được nhận diện là sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng nhiều tiêu chí về vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường. Kết quả của hội thảo hôm nay sẽ góp phần triển khai hiệu quả Đề án của Chính phủ “Tăng cường hợp tác quốc tế để xây dựng và phát triển ngành Halal Việt Nam đến năm 2030” theo Quyết định số 10/QĐ-TTg ngày 14/02/2023./.

Thực hiện: Minh Quyên – Lê Thanh