Chính vì vậy, dự án “Đối tác đa bên hướng tới 100% Năng lượng tái tạo góp phần thực hiện Đóng góp do Quốc gia tự quyết định (NDC)”, gọi tắt là MAP, đã bắt đầu được triển khai để khắc phục những khó khăn này.
Việt Nam có mức phát thải khí nhà kính tăng nhanh nhất trong Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng và phụ thuộc nhiều vào nhiên liệu hóa thạch. Theo Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam, tổng nhu cầu năng lượng của Việt Nam đến năm 2035 được dự báo sẽ tăng trung bình gần 5% mỗi năm, nhu cầu điện tăng 8% mỗi năm.
Dù việc phát triển Năng lượng tái tạo (NLTT) cần được quan tâm để phát triển nhanh trong thời gian tới nhưng tiềm năng của Việt Nam cho các dự án năng lượng mặt trời và gió vẫn chưa được phát triển đúng mức. Việc sử dụng năng lượng tái tạo ở Việt Nam phải đối mặt với nhiều rào cản về thể chế, pháp lý, đầu tư, kỹ thuật, thương mại, thị trường và nhân lực kỹ thuật.
Dự án “Đối tác đa bên hướng tới 100% Năng lượng tái tạo góp phần thực hiện Đóng góp do Quốc gia tự quyết định (NDC)”, gọi tắt là MAP giới thiệu, kết nối đối tác đa bên (các cơ quan chính phủ, xã hội dân sự, khu vực tư nhân) và thúc đẩy các cuộc đối thoại giữa các bên khác nhau hướng tới một tương lai 100% NLTT, đóng góp vào lộ trình giảm thiểu khí nhà kính và phát triển bền vững của Việt Nam.
Theo bà Ngụy Thị Khanh, Giám đốc Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID), Việt Nam có đủ nguồn tiềm năng kỹ thuật. Điều quan trọng là các cơ quan, đơn vị liên quan cần có tầm nhìn chung để bắt đầu triển khai các kế hoạch cụ thể, để xây dựng chính sách, đầu tư và chuẩn bị về công nghệ.
Thực hiện: Hồng Điệp – Lê Hải
Mời quý vị xem các tin trong nước đã phát sóng tại đây./.