Vượt qua những thách thức ban đầu, các nghệ sĩ và các đơn vị nghệ thuật đều mong muốn chương trình này có thể tạo dựng một thương hiệu riêng, có sức sống lâu bền trong lòng công chúng.
Những hàng ghế trống không khán giả, chỉ có nghệ sĩ biểu diễn trên sân khấu, các chương trình nghệ thuật online với chủ đề “San sẻ yêu thương, vượt qua đại dịch” đã lần lượt ra mắt và ghi dấu ấn trong lòng khán giả cả nước, từ những số đầu tiên “Cháy lên”, “Ở nhà cùng vui” và mới đây nhất là “Cháy lên 2”.
Thực tế, nghệ thuật online tiếp cận công nghệ 4.0 sẽ giúp cho việc quảng bá rộng rãi hơn tới khán giả. Sự hào hứng của khán giả khi đón nhận những chương trình nghệ thuật online đặt ra cho các đơn vị biểu diễn và các nghệ sĩ hy vọng về việc xây dựng một thương hiệu riêng cho hình thức biểu diễn mới này. Để làm được điều đó, theo nhiều chuyên gia, yếu tố đầu tiên phải là nâng cao chất lượng nghệ thuật.
Trong định hướng xây dựng chương trình nghệ thuật online, Bộ VH,TT&DL nhấn mạnh đến việc nâng cao chất lượng nội dung, tạo cơ chế phát triển, quy tụ nhiều gương mặt nghệ sĩ nổi tiếng không chỉ ở Việt Nam mà còn đang hoạt động ở nước ngoài với nhiều dòng nghệ thuật: bác học, cổ điển, truyền thống và đương đại… để tạo nên thương hiệu riêng của ngành nghệ thuật biểu diễn Việt Nam.
Dù con đường phía trước còn dài nhưng với những định hướng và chiến lược cụ thể, hy vọng, chuỗi chương trình nghệ thuật online sẽ khẳng định được chỗ đứng trong lòng khán giả, xây dựng được một thương hiệu nghệ thuật chính thống, chất lượng cao và thu hút được đông đảo các tầng lớp khán giả.
Thực hiện: Anh Vũ – Quốc Hùng
Mời quý vị xem các tin trong nước đã phát sóng tại đây./.