Trải nghiệm

Du lịch Dubai không tốn tiền như ta tưởng

13:48 - 22/01/2019
Tôi đi thăm thành phố giàu đến mức kỳ dị Dubai, được gọi là 'thành phố Vàng,' và ngạc nhiên vì ta có thể vui chất ngất mà không cần tới hàng tỷ đôla trong ví.

Harrison Jacobs/Business InsiderTòa tháp Burj Khalifa ở Dubai cao nhất thế giới. Ảnh: Harrison Jacobs/Business Insider 

  • Thành phố Dubai ở Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất nổi tiếng về sự giàu có và xa hoa. Phóng viên quốc tế của Business Insider Harrison Jacobs đã tới đây vào tháng 11/2018, nghĩ rằng thành phố sẽ vô cùng đắt đỏ và ngoài tầm với của tất cả mọi người, trừ những người giàu có.

  • Nhưng anh và bạn đồng hành phát hiện ra rằng, Dubai là một "chiếc nồi hầm nhừ" các nền văn hóa Ả rập, Ấn độ, Trung Đông, với rất nhiều thức ăn ngon, rẻ, xe công cộng đi lại hiệu quả, những khách sạn 5 sao giá cả vừa phải, và sinh hoạt nghệ thuật sôi động. 

  • Họ nhanh chóng biết được, nếu những thứ hấp dẫn ở Dubai, kiểu như các tòa trung tâm mua sắm cao cấp, những khách sạn trên cả xa xỉ không khiến bạn quan tâm, thì bạn có thể dễ dàng vui ngất trời trong thành phố mà không phải đi cướp ngân hàng

Ba chục năm trước, Dubai không có gì ngoài sa mạc. Nhưng sự bùng nổ của dầu mỏ đã mang đến sự giàu có không ngờ cho quốc gia vùng vịnh bé nhỏ này. Giới lãnh đạo thành phố đã nắm lấy sự giàu có đó và biến thành phố sa mạc này thành một thành phố phát triển hối hả nhắm tới những mục tiêu lớn nhất và xa hoa nhất thế giới - tòa nhà cao nhất, trung tâm mua sắm lớn thứ hai, khách sạn xa hoa nhất thế giới, vân vân...

Với biệt danh "thành phố Vàng", Dubai ngày càng trở thành ngôi nhà của những người giàu có trên thế giới. 

Năm ngoái, khoảng 5.000 triệu phú đã chuyển tới Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất - con số lớn hơn cả số triệu phú chuyển tới Thụy Sĩ, hay Singapore, là những điểm đến quen thuộc của các triệu phú, tỷ phú trên thế giới cùng kho tiền của họ. 

Hiện nay tại UAE có 88.700 triệu phú. 

Với những con số như thế và hình ảnh những "Đứa trẻ Dubai giàu có", tô điểm bằng những chiếc Lamborghini và rượu đắt tiền Dom Perignon, hẳn người ta phải nghĩ đi Dubai tiết kiệm tiện sẽ không thể nào mà ổn thỏa.

Tôi (Harrison, đã đến đây!) đã ở 1 tuần tại thành phố này, cùng với bạn đồng hành và cộng tác viên của Business Insider là Annie. Nỗi lo sợ của chúng tôi là vô căn cứ.

Dù Ủy ban Du lịch Dubai có thể mang những cửa hàng mua sắm cao cấp, những khu nghỉ dưỡng sang trọng ra để nhấn mạnh với những người có thể là du khách sau này, thì sự hấp dẫn thực sự của thành phố lại nằm trong chiếc nồi hầm nhừ các nền văn hóa Ả rập, Ấn độ, Trung Đông.

Còn có cả hệ thống giao thông công cộng hiệu quả nữa, và một khung cảnh sinh hoạt nghệ thuật sôi động, và có vô số khách sạn 5 sao bán phòng giảm giá, và bạn hoàn toàn có thể dễ dàng vui ngất trời trong thành phố mà không phải đi cướp ngân hàng. 

Du lịch Dubai là thế này đây:

Chuyến đi Dubai bắt đầu với tấm vé 1.145 đôla của hãng Emirates Airlines. Tôi luôn muốn được bay hãng này, hãng hàng không tốt thứ 4 thế giới. Bạn có thể mua vé rẻ với giá chỉ 400USD. Rõ ràng với giá đó, Emirates Airlines hóa ra thật đáng tiền. Đây là trải nghiệm đi máy bay hạng economy tuyệt vời nhất mà tôi từng có.


Harrison Jacobs/Business Insider 


Khi tôi xuống máy bay, tôi  nhận thấy là tôi có thể xuống tàu điện ngầm ngay tại sân bay. Tùy vào khoảng cách xa gần mà giá vé sẽ khoảng từ 4 tới 8,50 Dirhams ($1.09-$2.31).


Harrison Jacobs/Business Insider 


Vì có túi, nên chúng tôi quyết định gọi xe hơi bằng app Careem của Dubai, phổ biến ở Trung Đông. Giá rất hợp lý, hết 50 Dirhams, tức khoảng $14 từ sân bay về khách sạn.

Harrison Jacobs/Business Insider


Chúng tôi đặt vài đêm đầu ở khách sạn Form 4 sao sành điệu vừa mới mở tháng 5/2018. Dù sát xung quanh đang xây dựng, cũng giống như Dubai, nhưng khách sạn thực sự đẹp và nằm ngay cạnh ga tàu điện ngầm, đi taxi tới trung tâm chỉ mất 10 phút.

 Harrison Jacobs/Business Insider


Và, với 88USD một đêm, quá là rẻ. Do có quá nhiều khách sạn sang trọng nên có vô vàn những cơ hội giá rẻ. Khách sạn Form được thiết kế rất đẹp và tiện dụng. 


Harrison Jacobs/Business Insider


Nhà hàng bên trong khách sạn đặc biệt ngon lành, với các món lấy cảm hứng Trung Đông sử dụng nguyên liệu địa phương. Giá cả không rẻ, nhưng có bữa trưa công sở tuyệt vời, bao gồm cả món tráng miệng, món chính, và thức uống với giá 25 đôla.   


Harrison Jacobs/Business Insider


Mặc dù xung quanh khách sạn tôi ở không có gì nhiều, tôi vẫn có thể dễ dàng nhảy tàu điện đi vài bến để đến bất kỳ khu vực nào thú vị hơn ở Dubai.


Harrison Jacobs/Business Insider


Tất cả 49 ga trên mạng lưới tàu điện ngầm dài tổng cộng 74km ở Dubai đều được vận hành tự động, không có người lái, là mạng lưới tàu điện ngầm không người lái lớn thứ 3 thế giới. Trong đó, tuyến Đỏ là tuyến huyết mạch chạy qua trung tâm Dubai, giúp cho việc đi lại vô cùng tiện lợi.

 

Harrison Jacobs/Business Insider


Tôi đi tàu điện ngầm vào trung tâm. Do nóng nực nên Dubai không được thiết kế thiên về đi bộ, nhưng một chuyến đi bộ trong trung tâm thành phố vẫn đáng giá.

Annie Zheng/Business Insider 


Dubai có nhiều nhà cao tầng thứ 3 thế giới, vượt qua cả New York và Hong Kong. Đa số các tòa nhà được xây dựng trong vòng 20 năm qua.

Harrison Jacobs/Business Insider


Nếu bạn đã đọc hướng dẫn về du lịch Dubai, bạn hẳn sẽ nghĩ thành phố chỉ có các bãi biển và khách sạn ở Palm Jumeirah là hấp dẫn.

Shutterstock 


Hoặc là các trung tâm mua sắm. Dubai có tới 65 trung tâm mua sắm xa hoa, giống như những thành phố thu nhỏ. Hoành tráng nhất là Dubai Mall, với 1.200 cửa hàng, một thủy cung, một công viên chủ đề thực tế ảo, một sân trượt băng cỡ chuẩn Olympich, và hàng trăm nhà hàng 

Trung tâm mua sắm Dubai Mall


Tôi đã tới đó một buổi tối, nhưng thực tình, đó chỉ là một trung tâm mua sắm. Với những ai không có cơ hội mua sắm ở các trung tâm lớn, các thương hiệu Mỹ, hay với người thích mua sắm, thì cũng đáng đi. Nhưng những ai không quan tâm tới mua sắm thì nên bỏ qua.

Harrison Jacobs/Business Insider


Nhưng tôi phát hiện ra rằng, trái tim của văn hóa Dubai nằm trong các cộng đồng di cư, chiếm tới gần 94% dân số thành phố 3,2 triệu người này.

Harrison Jacobs/Business Insider


Nhóm lớn nhất là người Ấn độ, chiếm một nửa người nhập cư ở Dubai. Vì thế, tìm quán Ấn độ xịn rất dễ. Một tối tôi tới quán Fish Hut, nổi tiếng về các món hải sản nướng và tươi sống tẩm gia vị Ấn độ rán. Tôi mua một suất cà ri Calabari với một con cá nguyên con chỉ có giá 22 dirhams, tức 6 đôla.

Harrison Jacobs/Business Insider


Người Ấn  không phải là những người nhập cư duy nhất. Ngoài họ ra còn có người Pakistan, Bangladesh, Philippin, Ai Cập, và thậm chí cả người Afghanistan. Ngày tiếp theo, tôi ăn tại nhà hàng truyền thống Afghanistan Khorasan Kabab với các món như Kabuli palaw và cừu nướng. Các món chỉ khoảng 6-8 đôla.

Harrison Jacobs/Business Insider


Dubai thường được gọi là "Thành phố Vàng" vì giàu nhanh như sao chổi, nhưng thành phố cũng còn được gọi như vậy vì một lý do nữa. Tới năm 2014,  40% và 75 tỷ đôla giao dịch vàng toàn cầu chảy qua thành phố, phần lớn là qua chợ kim hoàn lớn nhất Dubai: Gold Souk.

Harrison Jacobs/Business Insider


Giá vàng được quyết định bởi 3 yếu tố: độ karat, thiết kế, và công lao động. Ngoài karat và giá dựa trên cân nặng do chính phủ điều tiết, mọi thứ khác đều có thể thương lượng.

Annie Zheng/Business Insider 


Khách mua vàng chủ yếu ở chợ Gold Souk là người Ấn độ, Trung quốc, Các tiểu vương quốc. Mua vàng rất phổ biến ở Dubai vì công lao động rẻ, và cho tới năm ngoái vẫn chưa bị đánh thuế giá trị gia tăng. Việc đánh thuế gần đây được cho là sẽ tác động đến sức mua của du khách.

Harrison Jacobs/Business Insider


Có thể thấy tác động của khách hàng qua phong cách của các sản phẩm kim hoàn ở đây. Trong ảnh là các món hàng phục vụ khách Ấn độ.

Harrison Jacobs/Business Insider


Với người Ấn độ, Trung quốc, Các Tiểu vương quốc, vàng thường được dùng làm của hồi môn, hay "tiền cô dâu", tức là bên nhà chồng dùng vàng để trả cho nhà vợ khi cưới cô dâu về. Một bộ vàng cưới như thế này có thể có giá tới hàng chục nghìn hay hàng trăm nghìn đôla.

Annie Zheng/Business Insider 


Chợ vàng Gold Souk có chiếc nhẫn vàng lớn nhất thế giới. Nhẫn vàng 21-karat, 64kg và có giá khoảng 3 triệu đôla. Du khách nào đến đây cũng cố gắng chụp một bức selfie.

Harrison Jacobs/Business Insider


Cách chợ Gold Souk không xa là chợ Spice Souk. Chợ có nhiều ngõ ngách bán đủ thứ hương liệu, phẩm màu và gia vị. Đây là nơi dân địa phương mua mọi thứ, từ saffron và nghệ, tới bột lưu huỳnh và chàm tự nhiên. 

Annie Zheng/Business Insider


Hầu hết các quầy gia vị là của người nhập cư Iran và hầu hết các loại gia vị đều của Iran.Harrison Jacobs/Business Insider


Iran đặc biệt nổi tiếng về saffron, loại gia vị đắt nhất thế giới và thường được gọi là "vàng đỏ". Loại tốt nhất có thể có giá tới 20 đôla/gram, nhưng ở Dubai thì có thể mua với giá chỉ 4 đôla/gram. Iran sản xuất ra khoảng 85% sản lượng saffron thế giới. 

Harrison Jacobs/Business Insider


Loại gia vị đắt thứ hai là vanilla, lấy từ một loại lan đặc biệt khó thụ phấn. Madagascar là nguồn cung chủ yếu vanilla cho thị trường thế giới và cũng có mặt ở Dubai.

Harrison Jacobs/Business Insider


Chợ vải còn được gọi là Chợ cũ, thu hút nhiều khách du lịch hơn cả, rõ ràng là do hàng hóa tại đây là những mặt hàng mà du khách thích mua nhất

Harrison Jacobs/Business Insider


Trong chợ bán đủ các mặt hàng vải vóc, trang phục của các nhóm người Ả rập. Trong ảnh là người bán vải gốc Afghanistan.Harrison Jacobs/Business Insider


Ra khỏi những con ngõ nhỏ, chúng tôi tìm đường đến bảo tàng Dubai. Đây vốn là pháo đài Al Fahidi và được xây dựng từ năm 1787, là tòa nhà cổ nhất ở Dubai.


Harrison Jacobs/Business Insider


Không vào được trong bảo tàng, chúng tôi tới Bastakiya, khu dân cư cổ nhất thành phố và là một trong những nơi kiến trúc Ả rập truyền thống vẫn còn nguyên vẹn. Quán trà Ả rập ở đây đã trở thành điểm đến yêu thích của du khách địa phương và nước ngoài, và thậm chí người nổi tiếng cũng tìm đến đây. Mở cửa năm 1997, quán trà nằm trong một tòa nhà có từ năm 1920.

Harrison Jacobs/Business Insider


Cũng giống như nhiều ngôi nhà Ả rập khác, ngôi nhà này có tháp lấy gió vào làm mát nhà. Đây là một kiến trúc tài tình của người Ba Tư cổ.Harrison Jacobs/Business Insider


Khu Bastakiya được mở ra những năm 1800s bởi những nhà buôn thành Ba Tư Bastak. Thời đó, Dubai là điểm dừng dân chính trên con đường nối Trung Đông với châu Á. Harrison Jacobs/Business Insider


Nơi sống động nhất ở trong khu là ở Quỹ Văn hóa Al Serkal. Nằm trong tòa nhà kiến trúc truyền thống năm 1925, ở đây có một quán cafe trong sân, với một vài phòng trưng bày và cửa hàng nhỏ. Một ốc đảo yên bình để làm dịu tâm hồn.

Harrison Jacobs/Business Insider


Sau một ngày tham quan, chúng tôi tới Al Ustadi Special Kebab để thưởng thức chút đồ ăn Trung Đông đích thực. Đây là nhà hàng Iran, do 4 anh em cùng điều hành và có từ năm 1978, là nhà hàng yêu thích của nhiều người dân Dubai.

 Harrison Jacobs/Business Insider


Chúng tôi gọi salad, món hummus (gà, đậu, dầu vừng, chanh, tỏi), và món kebab đặc biệt, chính là món giữ chân thực khách ở nhà hàng này. Kebab có gà hoặc cừu, chấm nước sốt công thức siêu bí mật và sữa chua thơm tới mức sẽ nhớ mãi không thôi.

 Harrison Jacobs/Business Insider


Za’atar và sumac, hai loại hỗn hợp gia vị phổ biến ở Trung Đông luôn có trên bàn ăn., có thể ăn với tất cả mọi món.

 Harrison Jacobs/Business Insider

Cách ăn đúng là ăn kebab với cơm rưới sốt sữa chua và chà là như thế này. Với nhiều người, chẳng hạn như nhà văn Govind Dhar, nhà hàng Ustadi này là nơi lưu giữ truy

Harrison Jacobs/Business Insider


Đến cuối chuyến thăm, chúng tôi mới chỉ tìm hiểu được sơ qua thành phố Dubai.Còn rất nhiều điều nữa để khám phá chứ không chỉ có tòa nhà cao nhất thế giới Burj Khalifa. Dù chưa lên đài vọng cảnh trên tòa nhà này, chúng tôi cũng đã bắt gặp lịch sử và văn hóa ẩn mình bên dưới lớp vỏ sáng loáng, thú vị hơn nhiều.

Lương Anh, theo Business Insider