Cô dâu che mặt trước khi về làm dâu nhà trai
Đây là hoạt động trong “Ngày hội giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc thiểu số các tỉnh vùng biên giới Việt Nam - Lào khu vực miền Trung - Tây nguyên năm 2019. Huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên- Huế là nơi đăng cai tổ chức Ngày hội.
Theo phong tục tập quán của người Pa Cô, con trai, con gái đến tuổi dựng vợ, gả chồng; gia đình chuẩn bị các lễ vật tổ chức lễ cưới linh đình. Đối với con trai, lễ vật là tiền, vàng, bạc, bò, heo... Con gái là tấm zèng, chiếu A lơơq, gạo, đặc sản các loại gà, vịt, cá.... Số lượng lễ vật tùy theo điều kiện của mỗi gia đình.
Trước khi diễn ra lễ cưới chính thức sẽ có các lễ gồm: Lễ báo cáo cho bố mẹ; đám hỏi; đám cưới tại nhà trai; đám cưới tại nhà gái.
Đại diện bên nhà gái mở lời trước cho nhà trai thưa chuyện và trao cho đại diện nhà gái lễ vật xin phép nhà gái gả con gái cho nhà trai.
Nhà trai trao lễ vật cho cô dâu, lễ vật này giá trị lớn hơn lễ vật chạm ngõ, nhà gái nhận lời và báo cáo cho nhà trai biết để chuẩn bị các lễ vật bắt buộc liên quan đến phong tục tập quán, nhà trai nhận lời và hai bên gia đình ấn định thời gian cho lễ cưới chính thức.
Sau khi mọi việc xong xuôi, nhà gái mới dọn mâm cỗ để tiếp đón nhà trai.
Cô dâu thẹn thùng trước khi về nhà trai
Cô dâu thẹn thùng bên chú rể
Đám cưới thu hút rất đông người xem
Mang lễ vật sang nhà trai
Mẹ chồng ra tận cổng để đón cô dâu và trao lễ vật
Nhà gái chuẩn bị lễ vật trước khi sang nhà trai
Phó Giáo sư, tiến sỹ Lê Ngọc Thắng, Trường Cán bộ quản lý Văn hóa - Thể thao và Du lịch (Bộ Văn hóa) cho biết, trong nghi thức cưới của đồng bào trước đây có rất nhiều tập tục bây giờ nhiều nơi đã đơn giản hóa, nhưng khu vực Trường Sơn, Tây nguyên vẫn giữ nguyên được bộ trang phục cưới theo đúng phong tục truyền thống. Đây là một điều rất đáng quý.
Hoài Nam/VOV Miền Trung