Viếng thăm Văn Miếu - Quốc Tử Giám là một nét đẹp văn hoá, thể hiện truyền thống hiếu học, hiếu nghĩa, tôn sư trọng đạo của nhiều người Việt Nam. Với nhiều gia đình Hà Nội, du xuân, nhất định phải đến Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Bởi vậy mà nơi này luôn tấp nập du khách đầu xuân. Các vị khách nước ngoài cũng hòa vào dòng người du xuân Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hồ Thiên Quang Tỉnh (nghĩa là giếng soi ánh mặt trời) với Khuê Văn Các, biểu tượng của Thủ đô Hà Nội Du khách đông đúc trước tòa Bái đường và Thượng cung, kiến trúc chính trong Văn Miếu Văn Miếu vốn được xây dựng từ năm 1070 dưới thời Vua Lý Thánh Tông (1054-1072), thờ Khổng Tử, người sáng lập ra Nho giáo với những tư tưởng về giáo dục ảnh hưởng đến nhiều thế hệ về sau này. Nhà thờ chính của Văn Miếu thờ Khổng Tử. Bức hoành phi ghi dòng chữ Vạn Thế Sư Biểu ngợi ca Khổng Tử là người thầy giáo vĩ đại tiêu biểu của muôn đời Quốc Tử Giám được xây kề sau Văn Miếu vào năm 1076, dưới thời vua Lý Nhân Tông. Ban đầu trường chỉ dành riêng cho con vua và con các bậc đại quyền quý nên gọi là Quốc Tử. Về sau, trường thu nhận cả con cái thường dân có học lực xuất sắc. Tượng các vị vua có công sáng lập Văn Miếu - Quốc Tử Giám Năm 1785 Quốc Tử Giám được đổi thành nhà Thái Học. Khói lửa binh đao khiến cho nhà Thái Học xưa không còn. Năm 1999, thành phố Hà Nội đã xây dựng nhà Thái Học mới và tạc tượng đồng 4 danh nhân văn hóa để thờ tự, gồm ba vị vua Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, Lê Thánh Tông và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An - những người có công sáng lập Văn Miếu - Quốc Tử Giám và phát triển nền giáo dục Việt Nam. Viếng thăm Văn Miếu - Quốc Tử Giám đầu xuân chính là để tưởng nhớ công lao của các bậc tiền nhân và cầu mong cho một năm mới thành công, đặc biệt trong học tập Theo phong tục truyền thống, nhiều người mua những lá bùa cầu mong may mắn Những lá bùa chỉ mang tính chất tượng trưng, góp thêm niềm vui trong năm mới Ngoài ra mọi người còn mua chữ Hai em nhỏ được bố mua cho chữ Tài, mong muốn các em trở thành người tài giỏi Vân Anh, Quang Tùng/Vietnam Journey |