Video Tin quốc tế

Hội nghị COP26: Áp lực ngày càng gia tăng

Trước thềm hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) diễn ra vào tuần tới, đã có 143 quốc gia, chiếm khoảng 57% lượng khí thải toàn cầu, đệ trình các kế hoạch mới hoặc cập nhật về cắt giảm khí thải.
15:53 - 28/10/2021

Tuy nhiên, mức độ cam kết hiện tại được cho là chưa đủ để bảo vệ trái đất trước các thảm họa khí hậu.

Báo cáo của LHQ cho biết, các mục tiêu trung hòa carbon mà nhiều chính phủ công bố trước thềm COP26 ở Glasgow (Anh) vẫn còn mơ hồ, chủ yếu là cam kết cắt giảm khí thải sâu hơn sau năm 2030. Australia tuy đặt mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050, nhưng không ràng buộc pháp lý, mà chỉ dựa vào ý thức của người tiêu dùng và các công ty. 

Tương tự, Brazil cũng cam kết nâng mục tiêu cắt giảm khí thải vào năm 2030 lên 45% so với mục tiêu 43% và đặc biệt sẽ chấm dứt nạn phá rừng trái phép ở Amazon sớm hơn 2 hoặc 3 năm so với mục tiêu năm 2030. Nhưng trên thực tế, chính sách bảo vệ rừng Amazon vẫn bị quốc tế chỉ trích và nước này chưa từ bỏ việc khai thác khoáng sản gây ô nhiễm ở khu vực người thổ dân.

Nhiều nước như Ấn Độ, Trung Quốc (2 quốc gia phát thải lớn) vẫn chần chừ đưa ra cam kết mới. 

Không để Hội nghị COP26 chỉ là diễn đàn của những lới hứa suông, các tổ chức môi trường liên tiếp đưa ra các cảnh báo gay gắt. Hội nghị COP26 được xem là cơ hội cuối cùng đưa thế giới đi đúng hướng và các chính phủ chịu áp lực phải đáp ứng thời chót trong năm nay đưa ra cam kết cắt giảm khí thải tham vọng hơn.

Mời quý vị xem các tin tức quốc tế đã phát sóng tại đây./.