Nơi này đã có một quá khứ huy hoàng. Vương Ngao – đại học sĩ thời Minh từng từng sống trong ngôi nhà này. Khi ấy, nhà ông lúc nào cũng tấp nập các học giả ghé thăm và được coi là “phòng khách của văn sĩ Tô Châu”.
Người chủ cuối cùng được biết đến của ngôi nhà là Viên Khắc Định, con gái của Viên Thế Khải – Tổng thống chính thức đầu tiên của Trung Hoa Dân Quốc.
Chứng kiến hàng trăm năm vật đổi sao dời, ngôi nhà này đã được biến thành một bảo tàng chạm khắc gạch – nơi lưu giữ tới hơn 1.000 tác phẩm gạch chạm khắc nghệ thuật.
Nổi tiếng và quan trọng nhất trong nghệ thuật chạm khắc gạch chính là những viên gạch khắc của Tô Châu với toàn bộ gạch dùng chế tác là loại gạch nung trong các lò nung phục vụ hoàng gia. Các mẫu hình khắc gồm các chủ đề như con người, hoa và chim, hay các khung cảnh thiên nhiên.
Người trông coi bảo tàng rất quen thuộc với viên gạch yêu thích nhất của ông. Ông cho rằng nó đã được chạm khắc vô cùng tỉ mỉ, thể hiện tinh thần theo đuổi cả những chi tiết nhỏ nhất của người Tô Châu.
Các kiến trúc truyền thống của Trung Quốc thường được thiết kế quay mặt về hướng nam, nhưng các bức tường gạch khắc ở Tô Châu thì lại khác.
Chạm khắc gạch là một nghệ thuật của kiến trúc truyền thống Á Đông, đặc biệt là trong kiến trúc dân gian. Các hình khối được khắc trực tiếp lên gạch đã nung. Nghệ thuật khắc gạch Tô Châu là một trong những di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia của Trung Quốc./.
Mời quý vị xem các tin tức Thế giới đó đây đã phát sóng tại đây./.