Video Tin trong nước

Các bộ, ngành phải không ngừng chuyên nghiệp hóa công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 1/2024 để thảo luận đối với 05 nội dung, trong đó có 03 dự án Luật.
13:36 - 30/01/2024

Tại phiên họp các thành viên Chính phủ cho rằng 5 nội dung dự án luật này đều là những nội dung quan trọng, khó, có tác động kinh tế - xã hội sâu rộng. Đặc biệt về Dự án Luật Công chứng (sửa đổi) các thành viên Chính phủ đề nghị thể chế hóa đầy đủ các chủ trương về cải cách hành chính, cải cách tư pháp, xã hội hóa trong hoạt động công chứng; phù hợp với Hiến pháp, đồng bộ với hệ thống pháp luật. Hành nghề công chứng là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, quy định rõ về điều kiện hành nghề công chứng, điều kiện thành lập tổ chức hành nghề công chứng; bảo đảm minh bạch, công khai; không tạo cơ chế “xin - cho” trong thành lập văn phòng công chứng; ngăn chặn việc lợi dụng kẽ hở của pháp luật để thành lập văn phòng công chứng bằng hình thức hợp danh rồi “rút hợp danh”, thu lợi bất chính; phòng, chống tiêu cực trong lĩnh vực này.   Về đề nghị xây dựng Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) các thành viên Chính phủ cho rằng cần luật hoá những vấn đề đã rõ, đã được thực tế kiểm nghiệm là phù hợp; rà soát, xác định rõ những nội dung, phạm vi vấn đề cần sửa đổi, bổ sung để khắc phục được khó khăn, vướng mắc phát sinh đang gặp phải; hoàn thiện các chính sách trong Đề nghị xây dựng Luật theo hướng bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất giữa các quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp với quy định của pháp luật có liên quan, nhất là pháp luật về đầu tư, doanh nghiệp Cùng với thảo luận, cho ý kiến đối với từng nội dung của các dự án Luật, đề nghị xây dựng luật và giao các nhiệm vụ cụ thể hoàn thiện các dự án luật, đề nghị xây dựng luật, kết luận phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ghi nhận, đánh giá cao các Bộ đã nỗ lực lớn, quyết tâm cao, tích cực chuẩn bị, trình các dự án, đề nghị xây dựng luật; đồng thời nghiêm túc tiếp thu, giải trình cặn kẽ, có cơ sở; bảo đảm tiến độ, chất lượng; đánh giá cao ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, sâu sát với tinh thần xây dựng cao của các thành viên Chính phủ. Để công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế đạt hiệu quả cao hơn, thời gian tới Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, nhất là vai trò người đứng đầu trong xây dựng pháp luật, hoàn thiện thể; đầu tư nguồn nhân lực, nguồn lực cho xứng tầm là đột phá chiến lược; nâng cao năng lực phản ứng chính sách, tháo gỡ khó khăn, khơi thông nguồn lực, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội; phối hợp chặt chẽ với các Ủy ban của Quốc hội; lắng nghe ý kiến chuyên gia, nhà khoa học, tiếp thu ý kiến cộng đồng doanh nghiệp, người dân và tiếp tục tham khảo kinh nghiệm quốc tế, tiếp thu những nội dung phù hợp với điều kiện Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung 3 nội dung trong quá trình xây dựng, ban hành pháp luật. Trong đó, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với phân bổ nguồn lực, tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực; cắt giảm, đơn giản hóa tối đa thủ tục hành chính không cần thiết, tiết giảm chi phí tuân thủ cho người dân, doanh nghiệp, tháo gỡ mọi điểm nghẽn, khơi thông mọi nguồn lực cho phát triển; phòng, chống lợi ích nhóm, tham nhũng chính sách trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, xử lý nghiêm vi phạm. Về một số nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, Thủ tướng cho biết, dự kiến, trong năm 2024 Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua 23 dự án luật, trong đó có nhiều dự án luật rất quan trọng, làm nền tảng pháp lý cho sự phát triển kinh tế - xã hội trên nhiều lĩnh vực; yêu cầu các Bộ trưởng, trưởng ngành tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai...