Tổng thống Nga Vla-đi-mia Pu-tun (Vladimir Putin) cảnh báo vụ vỡ đập Ka-khốp-ka gây ra nguy cơ thảm hoạ nhân đạo và môi trường quy mô lớn.
Cùng ngày, Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal cho rằng sự cố vỡ đập này là "một trong những thảm họa môi trường nghiêm trọng nhất ở châu Âu trong những thập niên gần đây" và có nguy cơ gây ảnh hưởng đến an ninh lương thực toàn cầu bởi sự cố sẽ ảnh hưởng đến các hệ thống thủy lợi ở miền Nam "dẫn đến hạn hán mất mùa" ở Ukraine, vốn được coi là một trong những nước trồng và xuất khẩu ngũ cốc lớn nhất thế giới.
chỉ lấy hình đập vỡ, nước chảy, người dân) Ông Shmyhal cho biết thêm, đập Kakhovka bị vỡ đã khiến ít nhất 150 tấn dầu động cơ tràn ra sông Dnipro và nguy cơ sẽ có thêm 300 tấn dầu nữa rò rỉ ra ngoài. Điều này có thể là mối đe dọa đối với hệ động, thực vật của Ukraine. Ước tính có đến 80 khu định cư bị ngập lụt do sự cố vỡ đập.
Ngoài ra, vỡ đập Kakhovka gây nguy hiểm cho khả năng làm mát hoàn toàn các lò phản ứng của nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia.
Việc vỡ đập khiến nhiều khu dân cư ở phía hạ nguồn ngập lụt, thiếu nước sinh hoạt và làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu điện ở Ukraine. Theo thông báo của giới chức Nga và Ukraine, gần 6.000 người đã sơ tán khỏi các vùng bị ngập. Đại diện nhiều cơ quan Liên hợp quốc (LHQ) tại Ukraine đã có mặt tại tỉnh Kherson, miền Nam Ukraine để đánh giá tác động của vụ vỡ đập thủy điện Kakhovka, đồng thời điều phối công tác hỗ trợ nhân đạo.
Đập Kakhovka trên sông Dnipro ở Kherson bị vỡ vào ngày 6/6. Đập cao 30m và dài 3,2km, được xây dựng vào năm 1956. Với sức chứa hồ nước lên đến 18 km3, đây là nguồn cung cấp nước quan trọng cho bán đảo Crimea ở phía Nam và nhà máy hạt nhân Zaporizhzhia lớn nhất châu Âu ở phía Bắc. Nga và Ukraine đã đổ lỗi cho nhau về vụ vỡ đập này./.