Xét nghiệm địa hóa học cho thấy, 50 trong số 52 cự sa thạch xám nhạt tạo nên vòng ngoài của bãi đá cổ Stonehenge có cùng một nguồn gốc cách đó 25 km, tại một nơi có tên là West Woods.
Những khối cự sa thạch này tạo nên vòng ngoài của bãi đá được dựng nên tại Stonehenge khoảng 2.500 năm trước công nguyên.
Những khối đá xanh nhỏ hơn ở Stonehenge trước đó đã được truy vết tới Pembrokeshire ở Wales cách đó 250km.
Việc truy nguồn gốc của các khối cự sa thạch gặp khó khăn, cho tới khi tìm được mẩu đá lõi, được lấy ra trong một đợt bảo tồn cuối những năm 1950.
Mẩu đá này được tặng làm kỷ niệm cho một người tên là Robert Phillips, tham gia đợt bảo tồn khi đó và làm việc khoan đá để chèn các thanh kim loại vào nhằm giữ ổn định cho các khối đá.
Phillips đã mang mẩu đá về Mỹ năm 1977 và tới năm 2018 thì bàn giao lại cho nước Anh để phục vụ nghiên cứu. Các nhà khoa học đã phân tích các mảnh vỡ của mẫu vật này và tìm ra được đặc trưng của các khối đá. Những đặc trưng đó trùng khớp với các khối đá ở West Woods và trùng với 50/52 khối đá cự sa thạch ở Stonehenge.
Khám phá mới này giúp các nhà khoa học tiến gần hơn một bước tới việc làm sáng tỏ mục đích tồn tại bãi đá cổ kỳ lạ này.
Bãi đá cổ Stonehenge là 1 trong số các điểm đến nổi tiếng nhất của nước Anh, thu hút hàng triệu du khách trong nước và quốc tế mỗi năm.
Mời quý vị xem các tin tức Thế giới đó đây đã phát sóng tại đây./.