Video Muôn màu cuộc sống

Không gian sáng tạo đánh thức sức sống của di sản công nghiệp

Khám phá chuyến tàu “lạ” chạy 22 phút trong nội đô chưa bao giờ có, cho du khách một trải nghiệm tuyệt vời. 9 ngày liên tiếp có hàng 10.000 lượt khách xếp hàng mua vé để tham gia chuyến tàu di sản từ ga HN tới di sản CN Nhà máy Xe lửa Gia Lâm.
14:52 - 05/01/2024

Không gian sáng tạo đánh thức sức sống của di sản công nghiệp

Một di sản công nghiệp gần 100 năm tuổi, nơi sửa chữa, đóng mới những con tàu chạy khắp mọi vùng miền của tổ quốc bống chốc sống lại bởi không gian sáng tạo do những người yêu Hà Nội, yêu di sản xưa cũ tạo nên.

Điểm đến cuối cùng sau 22 phút tham gia chuyến tàu di sản, Diễm Hương sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã có mặt tại Nhà máy Xe lửa Gia Lâm.

Hành trình khám phá di sản gần 100 năm tuổi bắt đầu với sự ngạc nhiên thú vị.

Một nhà máy nhuốm màu thời gian và gần như còn nguyên vẹn nằm tại cửa ngõ thủ đô Hà Nội mà gần như ít người có cơ hội chiêm ngưỡng. 

Câu chuyện về nhà máy được mở ra từ những chia sẻ của một công nhân đã có hơn 40 năm công tác tại nhà máy. Ông không khỏi nuối tiếc, bởi không khí sửa chữa, náo nhiệt ngày nào đã không còn nữa, gần 70 % người lao động đã bị cắt giảm, do nhu cầu vận chuyển bằng tàu hỏa giảm mạnh, thay thế vào đó là các phương tiện máy bay, ô tô. Hiện những người lao động còn ở lại cũng sống lay lắt với mức thu nhập vài triệu đồng/1 tháng.

Bạn trẻ này say xưa với những bức tường bong chóc, rêu mốc. Những người hoài cổ như anh thì đây là sự khám phá thú vị giữa thủ đô sầm uất. Vốn là một người xây dựng các tour du lịch đi nước ngoài, chuyến thăm quan này lại thắp lên trong anh ý tưởng mới lạ về một hành trình du lịch khám phá di sản công nghiệp Hà Nội cho khách nước ngoài khi tới Việt Nam.

Những con tàu cũ kỹ, nhân chứng chứng kiến sự tồn tại và phát triển của Nhà máy bỗng chốc thành nơi chụp ảnh lý tưởng của du khách đến từ khắp mọi nơi trên cả nước.

Nhà máy Xe lửa Gia Lâm được thành lập năm 1905 dưới chế độ cai trị của thực dân Pháp. Từ một nhà máy cũ nằm trong diện di dời ra khỏi nội đô - Nhà máy Xe lửa Gia Lâm và các ga tàu hỏa Hà Nội được cải tạo thành các tổ hợp sáng tạo, trở thành nơi “đánh thức” các di sản, tạo ra hệ giá trị mới phục vụ phát triển văn hóa Thủ đô.

Tại Nhà máy có khoảng 10 không gian nghệ thuật, địa điểm tổ chức sự kiện trong những ngày diễn ra Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2023. Những xưởng sửa chữa tàu chủ yếu là sắt thép, dầu mỡ bỗng chốc trở thành nơi sáng tạo không ngừng cho những người yêu thích lụa Việt Nam. Lụa và thép đối lập về chất nhưng đứng song hành lại tạo nên một vẻ đẹp độc đáo.

Mô hình cải tạo di sản công nghiệp thành không gian văn hóa đã có từ lâu. Trên thế giới có Station F, được biết đến như vườn ươm khởi nghiệp cho giới kinh doanh, được xây dựng trên nền nhà ga xe lửa cũ Halle Freyssinet (Pháp).  Ở Việt Nam cũng đã có những mô hình tương tự như: Khu tổ hợp Complex 01 (quận Đống Đa) dựa trên nền nhà máy in bỏ hoang; Trung tâm văn hóa Pháp L’Espace (quận Hoàn Kiếm) cũng là một bằng chứng cải tạo di sản công nghiệp thành công, từ xưởng in cũ của Báo Nhân Dân…

Từ sự kiện “ Không gian sáng tạo nhà máy xe lửa Gia Lâm” cũng đã thúc đẩy  ý tưởng hình thành chuỗi di sản của KTS trẻ….người đã có nhiều năm du học tại nước ngoài và ở gian trưng bày anh đã sưu tâm rất nhiều hiện vật là những mảng sắt thép của máy công nghiệp đã gắn bó với hàng chục nhà máy như xưởng dệt Cự Goanh, nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo, Khu Cao Xà Lá, Nhà máy Rượu Hà Nội….

Nhà máy xe lửa Gia Lâm sống dậy từ những màn biểu diễn của nhóm nhảy hip hop đường phố. Một không gian cũ kỹ đã tạo cảm hứng vô tận cho những bạn trẻ yêu Hà Nội. Ở một không gian bên trong xưởng sản xuất, một nhóm các nghệ sỹ đã xây dựng một kịch bản không giống ai, đó là hát sẩm, phối múa đương đại và nhạc điện tử. Cũ mới đan xen, nhiều loại hình biểu diễn, âm thanh phối hợp, đạo diễn …đã làm sống lại cuộc sống, sinh hoạt và làm việc của những người lao động của nhà máy….

Một nhà máy cũ kỹ bỗng chốc sống lại từ không gian sáng tạo đã thắp lên tia hy vọng về một sự khởi sắc mới lạ, tốt đẹp hơn của nhà máy xe lửa Gia Lâm. Sự kiện này đã thúc đẩy tinh thần làm việc hăng say của ông ….và những người lao động, cán bộ công nhân viên của nhà máy xe lửa Gia Lâm .

Nhà máy Xe lửa Gia Lâm là một di sản công nghiệp độc đáo ở Hà Nội. Việc cải tạo nhà máy thành các không gian sáng tạo nhằm viết tiếp câu chuyện “đánh thức” di sản công nghiệp, phục vụ sự phát triển của Thủ đô nói riêng và nền công nghiệp văn hóa đất nước nói chung. Đây cũng là phương pháp mà thế giới đang theo đuổi. Ở nước ta, hoạt động này còn thí điểm cho sự “lột xác” các địa điểm lịch sử khác đang có nguy cơ xuống cấp hoặc phải di dời trên cả nước, đóng góp cho mục tiêu gìn giữ những giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống Thủ đô”./.