Lạc Thủy phát triển kinh tế xã hội đảm bảo an ninh quốc phòng
Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng, an ninh là chủ trương lớn, về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Quán triệt sâu sắc chủ trương đó, huyện Lạc Thủy đã và đang thực hiện đồng bộ các giải pháp, nhằm nâng cao hiệu quả hai nhiệm vụ trọng tâm này. Chủ trương đẩy mạnh kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng, an ninh bằng nhiều giải pháp đồng bộ, phù hợp với đặc điểm của địa phương.
Là huyện nằm trong vùng động lực của tỉnh, với lợi thế về tài nguyên thiên nhiên rừng, sông, giao thông thuận lợi, khí hậu ôn hòa trong lành, cảnh quan thiên nhiên…Lạc Thủy có nhiều điều kiện phát triển kinh tế đồi rừng, cây ăn quả, sản xuất may mặc, làng nghề, du lịch dịch vụ…đã đạt những kết quả nhất định. Tổng giá trị sản xuất ước đạt hơn 6700 tỷ đồng, đạt 75,8% kế hoạch, tăng 18,1% so với cùng kỳ năm 2022. tốc độ tăng trưởng đạt 14,5%, thu nhập bình quân đầu người trên 80 triệu. Duy trì và nâng cao các tiêu chí huyện đạt chuẩn nông thôn mới
Phát triển kinh tế trang trại và kinh tế hợp tác xã. Đến nay toàn huyện có 61 trang trại đạt tiêu chi kinh tế trang trại. Gia đình anh Xuân chị Ngân là một trong những gia đình làm kinh tế giỏi ở xã Phú Nghĩa với mô hình nuôi bò sữa. Gia đình anh chị làm mô hình này từ năm 2008, mỗi ngày sản xuất được 400kg sữa mang lại cho gia đình anh chị nguồn thu nhập ổn định.
Gà Lạc Thủy với những ưu điểm nổi trội về chất lượng nên được người tiêu dùng trên cả nước đón nhận, năm 2019 gà Lạc Thủy được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể. Đàn gà nhà nhà bà Thơm, xã Phú Nghĩa (Lạc Thủy) lên tới nghìn con, chăn nuôi an toàn sinh học giúp đàn gà phát triển khỏe mạnh, ít bệnh, không bị hao hụt đầu con, đâu ra thuận lợi. Chăn nuôi làm kinh tế giỏi đã giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân cũng như ổn định được an ninh trật tự trên địa bàn mỗi xã.
Bên cạnh những chỉ tiêu kinh tế đã đạt được thì trong những năm gần đây, huyện Lạc Thủy đã huy động các nguồn lực tập trung đầu tư, từng bước hoàn thiện hệ thống điện, đường, trường, trạm, ưu tiên các vùng trọng điểm về quốc phòng, an ninh, bảo đảm phục vụ tốt nhất cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và khả năng động viên cho nhiệm vụ quốc phòng, an ninh. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ các cấp, ngành, đoàn thể, địa phương và toàn dân đối với nhiệm vụ kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng, an ninh. Lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao hiệu quả kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng, an ninh ngay từ trong quy hoạch, kế hoạch tổng thể đến triển khai thực hiện ở từng ngành, lĩnh vực, địa phương. Phát huy vai trò tham mưu và tổ chức thực hiện của các ban, ngành, đoàn thể, nòng cốt là lực lượng vũ trang trong kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng, an ninh. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn ổn định, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa./.
Thực hiện: Lan Anh - Sỹ Thành.