Video Không gian đẹp

Nhà cây – Không gian trưng bày gốm độc đáo

Nhà cây Đông Sơn - Không gian trưng bày gốm được xem làm nơi trưng bày gốm độc đáo của người dân Bát Tràng. Công trình được xây dựng trên mảnh đất hình nan quạt có diện tích 465m2 với điểm nhấn là 12 cột bao quanh ngôi nhà như những thân cây.
17:37 - 14/03/2023

Nhà cây – Không gian trưng bày gốm độc đáo

      Làng Bát Tràng ở ngoại thành Hà Nội vang danh là một làng nghề làm gốm lâu đời với trên 700 năm tuổi. Trải qua nhiều năm tháng, người dân không chỉ biết gìn giữ nghề truyền thống của cha ông mà họ còn biết phát triển sản phẩm mới, quảng bá sản phẩm với du khách trong và ngoài nước từ việc tạo dựng không gian trưng bày sản phẩm gốm sứ độc đáo, làm nổi bật các tác phẩm nghệ thuật của người dân Bát Tràng.

     Nhà cây Đông Sơn - Không gian trưng bày gốm được xem làm nơi trưng bày gốm độc đáo của người dân Bát Tràng. Nhà cây, công trình được thiết kế bởi họa sĩ Nguyễn Thu Thủy - tác giả của Con đường gốm sứ ven sông Hồng, cùng nghệ nhân Phạm Duy Cương chủ công trình.

    Công trình được xây dựng trên mảnh đất hình nan quạt có diện tích 465m2, bao gồm: Phòng trưng bày diện tích 320m2, điểm nhấn là 12 cột bao quanh ngôi nhà như những thân cây nâng đỡ 12 mái vòm phía trên. Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra hoạ tiết những miếng gốm sứ ốp thân cây giống như viên gạch ốp con đường gốm sứ. Những miếng gốm được sản xuất rời và đổ mầu xanh cơ bản ghép khéo léo giống như màu xanh của thân cây.

      Trên ngọn cây là những vòm lá, được chủ công trình trồng cây hoa giấy leo xung quanh mái vòm, tạo tán lá cho cây. Kết hợp trước công trình, chủ nhà đã trồng cây vú sữa với ý nghĩa, nghề làm gốm giống như nguồn sữa mẹ vô biên, những người con ở đây luôn biết duy trì và khai thác phát triển nghề gốm cổ truyền. Trước cửa 2 cây trứng gà, thể hiện sự sinh sôi này nở dân số của người dân Bát Tràng.

     Thay bằng tường bằng gạch hay xi măng, chủ nhà đã sử dụng những bình, lọ làm bằng gốm mộc, những sản phẩm quen thuộc của người dân làng nghề để làm tường cho công trình.

      Gây ấn tượng cho du khách là toàn bộ họa tiết trang trí được đắp nổi hoa văn Đông Sơn trên chất liệu gạch men truyền thống. Phần dưới mỗi thân cây là những trụ gốm đúc nguyên khối chạm nổi họa tiết Đông Sơn. 12 cây cột bằng gốm vươn thẳng lên trời. Không chỉ là nơi giới thiệu sản phẩm của cơ sở gốm sứ, nhà cây Đông Sơn trong tương lai sẽ trở thành một bảo tàng lưu giữ tư liệu, hình ảnh, hiện vật về lịch sử làng nghề Bát Tràng hơn 1.000 năm tuổi và là điểm tham quan hấp dẫn với du khách.

      2 chiếc bình có kích thước to đưa vào lò nung, cái thì đổ gục, cái thì nứt thân bình, được chủ nhà lưu giữ như những kỷ vật đánh dấu những điểm mốc quan trọng của giai đoạn chuyển đổi, phát triển những sản phẩm mới và thất bại nhiều lần mới có thành công của sản phẩm mới. Phần trung tâm tòa nhà là giếng trời rộng hứng ánh sáng tự nhiên với điểm nhấn là chiếc cầu thang cuốn hai cánh cũng được trang trí hoàn toàn bằng gốm. Tất cả các chi tiết, hoa văn trang trí đều do chủ nhà - Nghệ nhân Phạm Duy Cương và những người thợ thực hiện.

     Bát Tràng có 5 dòng men đặc trưng được thể hiện qua mỗi thời kỳ khác nhau tạo nên những dòng sản phẩm rất riêng của gốm sứ Bát Tràng. Nhưng một dòng men xuất hiện đầu tiên ở Bát Tràng và hiện diện nhiều nhất trên hầu hết các vật phẩm thờ cúng nơi đây chính là men lam. Đây là loại men được sử dụng sớm nhất trên men gốm Bát Tràng từ thế kỷ 14. Men lam là men gốm được tạo thêm với gốc...