Video Thế giới đó đây

Sinh vật sống sót sau khi bị đóng băng 24.000 năm

Mới đây, một sinh vật siêu nhỏ từng bị đóng băng ở đông bắc Siberia trong vòng 24.000 năm đã sống lại và thậm chí có thể sinh sản vô tính.
22:02 - 10/06/2021

Các nhà khoa học Nga đã tìm thấy loài sinh vật cổ nhỏ bé còn được gọi là “luân trùng” hay “trùng bánh xe” trong đất lấy từ sông Alazeya ở vùng cực bắc Yakutia của Nga. 

Loài luân trùng này là một sinh vật đa bào, được tìm thấy trong các môi trường sống nước ngọt trên khắp thế giới. Chúng được biết là có khả năng chịu lạnh cực tốt. Nghiên cứu cho biết sau khi rã đông, sinh vật này có thể tái tạo.

Những nghiên cứu trước đây cho thấy, nó có thể tồn tại trong 1 thập kỷ khi bị đóng băng ở nhiệt độ âm 20 độ C. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho biết, việc bị đóng băng suốt 24.000 năm mà vẫn sống lại và sống khỏe thực sự đáng kinh ngạc. Đây cũng được cho là khoảng tồn tại lâu nhất được ghi nhận của sinh vật trong trạng thái đông lạnh.

Mời quý vị xem các tin tức Thế giới đó đây đã phát sóng tại đây./.