Video Làng nghề Việt

Thổi hồn nét đẹp mộc Hòa Phong

Từ những cây gỗ với hình khối đồ sộ, chắc chắn
Bằng các dụng cụ như: búa, đục, bào
Dưới bàn tay khéo léo và óc sáng tạo của mình, những người thợ Hoà Phong đã thổi hồn cho những sản phẩm gỗ mỹ nghệ thực sự tinh xảo, kỳ công và độc đáo
21:47 - 27/04/2023

Thổi hồn nét đẹp mộc Hòa Phong

      Từ xưa, xã Hòa Phong, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên có nghề truyền thống là làm cày bừa nhưng quá trình cơ giới hóa nông nghiệp phát triển, nhu cầu sử dụng cày, bừa giảm mạnh. Bởi vậy, hơn chục năm trở lại đây, những người thợ làm cày bừa trong xã đều phải tìm hướng đi khác cho mình. Đây chính là thời điểm mà nghề mộc dân dụng, mộc mỹ nghệ bắt đầu “cắm rễ” tại đất Hòa Phong.

      Khi nghề mộc phát triển, tạo được công ăn việc làm ổn định cho một vài hộ dân ở làng, thì người dân ở những thôn khác trong xã bắt đầu đến học nghề tại làng Muồng. Tuy cùng học nghề mộc nhưng mỗi người chủ, mỗi thôn lại đi sâu vào những lĩnh vực khác nhau của nghề mộc. Điều đặc biệt là mỗi làng của xã Hòa Phong đều phát triển nghề mộc theo thế mạnh riêng của mình: làng Phúc Thọ với nghề mộc dân dụng, làng Phúc Miếu chuyên chạm khắc đồ gỗ mỹ nghệ, đồ thờ và các chi tiết hoa văn ở các công trình. 30 năm làm nghề, thổi hồn vào gỗ trải qua nhiều thăng trầm cùng với làng nghề, ông Đủ là lớp thợ đi trước, đang truyền đam mê và kinh nghiệm làng nghề cho thế hệ trẻ, để nghề mộc không bị mai một.

      Tuy mới được công nhận làng nghề từ năm 2018, nhưng nghề làm mộc đã có từ lâu. Theo người dân địa phương kể lại, từ lâu đã nổi tiếng bởi có thôn Vân Dương (còn gọi là làng Muồng) chuyên sản xuất cày, bừa cung cấp khắp thị trường trong và ngoài tỉnh những hiện vật về dụng cụ chế tác còn lại được lưu giữ tại nhà truyền thống xã Hòa Phong là những minh chứng cụ thể. Về sau, tiếng lành đồn xa, người ở khắp nơi tìm về mua mộc Hòa Phong, nghề làm mộc ngày một phát triển, vượt ra khỏi quy mô địa phương, trở thành một sản phẩm nổi tiếng được đông đảo người tiêu dùng trên cả nước biết đến, xuất khẩu ra cả thị trường nước ngoài trong đó có Lào, Trung Quốc và một số nước Châu Âu đem đến một nguồn thu nhập đáng kể cho bà con.

      Không giống như những làng nghề thủ công phải hoàn thiện sản phẩm hoàn toàn bằng tay, nghề mộc Hòa Phong hiện được hỗ trợ rất nhiều bởi máy móc kỹ thuật hiện đại. Những chiếc máy xẻ, máy bào, máy đục CNC - mỗi mũi đục thay thế một lao động và chỉ cần một vài thao tác lập trình trên máy tính, hệ thống máy sẽ hoạt động liên hoàn theo các chi tiết cần khoan đục đã định sẵn giúp công nhân giảm bớt sức lao động, tăng thêm sự hiệu quả và hiệu suất. Có lẽ vì thế mà yêu cầu về nhân công làng nghề ở đây cũng không quá cao, nhân công chính là những người dân ở trong làng, chính điều này đã tạo nên sự thay đổi lớn về đời sống của người dân nơi đây.

      Dù tuổi đời của mộc Hòa Phong không lâu như những làng nghề truyền thống khác nhưng nó đã và đang khẳng định vị thế của mình bằng chính những thay đổi tích cực mà làng nghề đem lại cho địa phương. Những hợp tác xã, những mô hình kinh doanh online tại làng nghề đã và đang tạo việc làm cho hàng trăm lao động địa phương và các xã lân cận, giúp giảm bớt tệ nạn xã hội, đem lại một cuộc sống ổn định cho những người dân tại đây.

       Đồ mộc Hòa Phong rất mộc mạc nhưng tinh xảo, mang đậm nét bình dị như chính sự bình dị của con người nơi đây. Chính sự mộc mạc, sức sáng tạo ấy đã thổi hồn nên những tinh hoa trong từng tác phẩm Đồ gỗ - Mỹ nghệ mang lại tiếng thơm cho làng nghề mộc Hòa...