Truyện Kiều qua góc nhìn hội họa
“Truyện Kiều” một kiệt tác của Đại thi hào Nguyễn Du, cũng là một di sản của văn học Việt Nam, kết tinh những giá trị tinh hoa của dân tộc và thời đại. Tuyệt tác này cũng là nguồn cảm hứng bất tận cho các tác giả ở nhiều loại hình nghệ thuật khai thác, trong đó có hội họa. Nhiều thế hệ họa sỹ nước nhà, bằng tài năng của mình, họ đã phổ họa Truyện Kiều để một lần nữa sáng tạo nên những hình tượng nhân vật quen thuộc với bạn đọc trở nên mới mẻ dưới góc nhìn hội họa.
Từ đầu thế kỷ 20, các họa sỹ hàng đầu Việt Nam đã có nhiều tác phẩm minh họa “Truyện Kiều,” thể hiện góc nhìn, cảm nhận riêng về kiệt tác của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du. Có thể kể tới các họa sỹ tên tuổi như Tô Ngọc Vân, Lê Văn Đệ, Nguyễn Gia Trí, Trần Văn Cẩn, Lê Phổ, Nguyễn Văn Tỵ, Nguyễn Đỗ Cung, Mai Trung Thứ... Ngay từ thập niên 40 của thế kỷ trước, các họa sĩ thời kỳ mĩ thuật thời kỳ Đông Dương đã có nhiều bức vẽ lấy cảm hứng từ Truyện Kiều. Đó là những sáng tác không mang tính chất minh họa thuần túy mà đã vượt qua khuôn khổ ấn phẩm họa Kiều để trở thành một tác phẩm hội họa độc lập mang sự sáng tạo riêng và dấu ấn phong cách cá nhân của từng họa sĩ...
Thực hiện: Ngọc Hòa - Sỹ Thành