Vì sao lãi suất giảm nhanh nhưng tăng trưởng tín dụng vẫn chậm?
Doanh nghiệp dịch vụ du lịch này có khoảng 50 đầu xe. Ông chủ doanh nghiệp cho biết, hiện doanh nghiệp không có khoản vay nào từ ngân hàng. Và trong thời gian tới, dù có ý định mở rộng hoạt động kinh doanh cũng sẽ cân nhắc kỹ vấn đề vay ngân hàng, bởi trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế sâu sắc như hiện nay thì việc gánh khoản vay với lãi suất vẫn dao động từ 12-15% là rủi ro rất lớn.
Cũng theo nhiều doanh nghiệp, dù chính sách lãi suất đã và đang có những động thái điều hành tích cực, xong lãi suất vay thực trên thị trường vẫn chưa giảm nhiều như kỳ vọng. Với tình hình kinh tế suy thoái trầm trọng như hiện nay thì ngoài nỗ lực nội tại, các doanh nghiệp kỳ vọng nhiều hơn nữa ở các chính sách hỗ trợ.
Từ đầu năm đến nay NHNN đã hạ lãi suất 4 lần từ 0,5%-2%. Ngay sau đó, các ngân hàng thương mại với số liệu tính đến hết tháng 6/2023, lãi suất huy động bình quân giảm từ 0,7-0,8%; lãi suất cho vay bình quân đã giảm từ 1-1,2%. Theo số liệu đại diện Ngân hàng Nhà nước đưa ra tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 vừa qua thì nhìn chung, lãi suất đang giảm tích cực, kể cả lãi suất điều hành và lãi suất cho vay. Thế nhưng, mục tiêu tăng trưởng tín dụng từ 14-15%, lại có vẻ khó có thể đạt được. Hiện, dư nợ tín dụng mới tăng 4,2%, số tuyệt đối là 12.423.000 tỷ đồng.
Vì sao có câu chuyện tăng trưởng tín dụng chậm khi lãi suất giảm nhanh?
Đây là những nguyên nhân trực tiếp tạo ra những "khác thường" so với những năm trước khi lãi suất giảm mà tín dụng chưa tăng được nhanh. Trên thực tế, hoạt động sản xuất kinh doanh trước tiên phụ thuộc vào yếu tố cung - cầu. Khi sức mua trong dân giảm mạnh như hiện nay thì ngoài nỗ lực của chính các doanh nghiệp, nếu các chính sách hỗ trợ không đủ mạnh thì doanh nghiệp cũng khó có thể thoát ra khỏi khó khăn, phục hồi trở lại./.
Thực hiện: Vũ Đào – Trọng Khánh – Chí Phương