Cẩm nang du lịch

Khám phá khu tâm linh núi chùa Bái Đính

08:06 - 13/12/2018
Nói đến Bái Đính là nói đến vùng đất “địa linh – nhân kiệt”. Đây là nơi mà Quốc sư Nguyễn Minh Không thời nhà Lý tu Phật và hành lễ trên đỉnh núi rồi đặt tên cho núi, cho chùa. Dấu chân của đức Thánh Nguyễn dày đặc khắp các nơi.

Ngôi chùa sở hữu nhiều kỷ lục

Khu tâm linh núi chùa Bái Đính nằm trong Quần thể Danh thắng Tràng An, cách thành phố Ninh Bình khoảng 15 km, nằm ở phía Tây khu di tích lịch sử cố đô Hoa Lư, là ngôi chùa lớn nhất Việt Nam, được biết đến với nhiều kỷ lục như tượng Phật bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á, chuông đồng lớn nhất Đông Nam Á, hành lang có nhiều tượng Phật nhất…là sự tiếp nối tâm linh từ ngàn năm trước chuyển tiếp đến ngàn năm sau. 

Với kiến trúc đồ sộ, nguy nga, lộng lẫy, những pho tượng có nét uy nghi, bao dung, nghệ thuật chạm khắc, đúc đồng tinh tế, tài tình cùng cảnh quan hùng vĩ, núi gối đầu sông, mây vờn đỉnh núi, không gian tâm linh thanh tịnh bao trùm khiến mỗi khi bước chân đến đây, người người thư thái, lòng sáng, tâm tịnh, hướng đến Chân -  Thiện – Mỹ. Đặt chân đến Bái Đính, ta có thể chiêm ngưỡng ngay trước mắt Tam Quan hoành tráng cao gần 17 mét. 

Đây chính là ranh giới giữa cõi thiêng và cõi tục. Chỉ cần bước chân qua Tam Quan, người ta có thể hòa mình vào không gian tâm linh thanh tịnh. Tiếp đó là chuông đồng nặng 36 tấn, được treo trên tháp cao với tiếng ngân vang vọng, lan tỏa khắp nơi, xua tan mọi nỗi thống khổ, cảnh tỉnh chúng sinh. Hành lang dài với 500 vị La Hán, là con đường đưa ta đến gần với cõi Phật. 

Các pho tượng Quan Thế Âm Bồ Tất, Phật Thích Ca Mầu Ni bằng đồng lớn nhất Việt Nam mang trên mình bao nét uy nguy, bác ái, đem niềm tin về những điều thiện gieo vào lòng người. Một công trình kiến trúc đồ sộ, tinh tế được đặt giữa chốn bồng lai tiên cảnh. Nhìn từ xa, khu chùa Bái Đính như đang tựa mình bên sườn đồi xanh thẳm. Cảnh sắc lung linh huyền ảo cùng không gian thiêng rộng lớn đã đưa Bái Đính trở thành một bức tranh tâm linh vừa tuyệt mĩ, vừa cổ kính. 

Ngôi chùa nơi địa linh nhân kiệt

Nói đến Bái Đính là nói đến vùng đất “địa linh – nhân kiệt”. Đây là nơi mà Quốc sư Nguyễn Minh Không thời nhà Lý tu Phật và hành lễ trên đỉnh núi rồi đặt tên cho núi, cho chùa. Dấu chân của đức Thánh Nguyễn dày đặc khắp các nơi. Ông sinh ra tại huyện Gia Viễn, Ninh Bình. Sinh thời, Nguyễn Minh Không là một thầy thuốc tài ba bậc nhất, là một nhà sư tài cao đức trọng. 

Ông đã phát hiện ra nơi tiên cảnh, núi lại hướng về phía Tây như chầu về đất Phật, rừng núi mênh mông với muôn vàn cây thuốc quý. Và ông đã dừng lại nơi đây để tu hành và biến nơi đây thành “vườn sinh dược” (có nghĩa là vườn thuốc quý) để cứu sinh độ thế muôn dân. Ông đã trực tiếp bốc thuốc chữa bệnh cho chúng sinh nhờ vào những loại thuốc quý có sẵn nơi đây và một số loại ông đưa từ nơi khác về trồng. 

Qua đây, ta có thể thấy sự nghiệp tu hành của đức Thánh Nguyễn gắn liền với “cứu nhân độ thế”.  Ông còn được coi là thần y khi chữa bệnh “hóa hổ” cho nhà vua Lý Thần Tông (1128-1138). Lưu truyền rằng: Khi sư Đạo Hạnh sắp trút xác, bèn đem thuốc và thần chú giao cho Nguyễn Minh Không và căn dặn “20 năm sau nếu thấy Quốc Vương bị bệnh nặng thì đến chữa ngay”. 

Sau khi thiền sư Đạo Hạnh hóa, đầu thai là Dương Hoán, được Vua Nhân Tông yêu quý lập làm Hoàng Thái tử và kế vị ngai vàng tức Lý Thần Tông hoàng đế. Lên ngôi không được bao lâu, tháng 3 năm 1136 Vua Lý Thần Tông bệnh nặng, mình mọc đầy lông lá, tiếng như hổ gầm, quan quân vô cùng sợ hãi. Các danh y tài giỏi từ khắp nơi được triệu đến chữa bệnh cho vua nhưng bệnh tình không hề thuyên giảm. Khi đó trong dân gian, xuất hiện bài đồng dao của lũ trẻ chăn trâu rằng:

”Bổng bồng bông, tập tầm vông

Ở làng Điềm xá, có Nguyễn Minh Không

Chữa được bệnh cho đức Thần Tông.”

Nguyễn Minh Không lúc bấy giờ đang tu hành ở núi chùa Bái đính, được mời về Kinh đô để chữa bệnh cho nhà vua. Khi đến nơi, ai ai cũng nhìn ông với ánh mắt nghi ngờ, có người dè bỉu vì vẻ bề ngoài quê mùa của ông, Nguyễn Minh Không liền lấy một cái đinh lớn, dài hơn 5 tấc đóng sâu vào chiếc cột lim rồi nói: “Ai rút được chiếc đinh này ra thì người đó sẽ chữa được bệnh cho nhà vua”. 

Tất cả các danh y dù trong lòng có chút nghi ngờ nhưng vẫn tranh nhau mặc sức nhổ chiếc đinh đó, nhưng không tài nào nhổ được. Lúc đó, Nguyễn Minh Không chỉ dùng hai ngón tay kẹp lại , rồi nhẹ nhàng nhổ nhẹ chiếc đinh ra khỏi cột, khiến cho mọi người không khỏi khiếp phục. Tiếp đó, ông sai lấy một vạc dầu lớn đun sôi, thả vào đó một trăm chiếc kim và hỏi :”Có ai dùng tay  lấy đủ 100 chiếc kim trong này ra không?”. 

Tất cả đều rùng mình lắc đầu không dám. Ông liền thò tay vào vạc dầu đang sôi sùng sục, quậy lên khoảng ba bốn lần rồi vớt đủ 100 cái kim. Sau đó, Nguyễn Minh Không lấy nước dầu sôi tắm cho nhà vua, lấy kim châm vào các huyệt, dầu dội đến đâu, lông lá trút hết đến đó. Bệnh liền bớt ngay. Nhà vua, các quan thần cũng như những người có mặt ở đó vô cùng kính phục trước tài phép của Nguyễn Minh Không. 

Sau khi khỏi bệnh, cảm phục tài năng, Vua Lý Thần Tông phong ông là Quốc sư, tha thuế dịch cho vài trăm hộ. Ông trở thành vị cao tăng đứng đầu của triều đại nhà Lý trong lịch sử ViệtNam, cũng là người đầu tiên áp dụng phương pháp chữa bệnh bằng thuốcNamvà châm cứu. Là một nhân vật có thật, có nhiều công lớn chữa bệnh cho vua và nhân dân nhưng đôi khi có những “hành trạng” kỳ bí, thực thực hư hư nên người Việt tôn sùng ông là đức Thánh Nguyễn.

Ngôi chùa gắn với vị tổ nghề đúc đồng

Không chỉ là một danh y nổi tiếng mà Nguyễn Minh Không còn được mệnh danh là ông tổ nghề đúc đồng. Ông chính là người góp phần tạo nên “Tứ đại khí” nổi tiếng ở nước ta thời nhà Lý là Tháp Báo Thiên, chuông Quy Điền, tượng Phật Quỳnh Lâm, và vạc Phổ Minh. Tương truyền rằng, ông một mình sang Trung Quốc để chữa bệnh cho Thái tử con vua phương Bắc. 

Được vua thưởng cho nhiều vàng, bạc, châu báu nhưng Nguyễn Minh Không chỉ xin một ít đồng đựng đầy túi ba gang của mình. Nhà vua nhìn thấy chiếc túi của ông, liền đồng ý, cho phép ông vào kho lấy đồng. Kỳ lạ thay, ông đã thu hết cả mười kho đồng mà vẫn chưa đầy túi ba gang. Sau đó, ông mang túi đồng xuống thuyền để về nước, nhưng không chiếc thuyền nào chịu nổi sức nặng của lượng đồng ông mang theo. Do đó, ông bèn cưỡi nón tu lờ thay cho thuyền để xuôi về quê hương. 

Về nước, Nguyễn Minh Không đã mang lượng đồng gom được từ Bắc quốc, đúc thành bốn vật báu quý giá của nước ta: tháp Báo Thiên cao 20 trượng; gồm 12 tầng với đỉnh tháp hoàn toàn bằng đồng, các tầng còn lại được chạm khắc tinh tế bằng gạch, đá; chuông Quy Điền nặng gần 8 tấn đồng; tượng Phật Quỳnh Lâm cao tới sáu trượng, vạc Phổ Minh sâu tới 4 thước. 

Ông là người có công lao to lớn, đóng góp hết sức tích cực vào công cuộc phát triển văn hóa dân tộc Việt về các mặt: y học, kiến trúc mỹ nghệ, là nền tảng cho sự phát triển bền vững của văn hóa Việt Nam, truyền từ đời này sang đời khác. Mang trong mình lòng khâm phục và sự biết ơn, người dân Ninh Bình, Nam Định cũng như một số tỉnh thành khác đã đúc tượng, lập đền thờ để đức Thánh Nguyễn trường tồn mãi cùng thời gian.

Có thể nói Bái Đính là nơi hội tụ của linh khí núi sông, của tâm linh dân tộc và của nhân kiệt xuất chúng. Thiên nhiên tạo hóa đã ưu ái ban tặng cho những người con Ninh Bình phong cảnh sơn thủy kỳ tú, nhưng cũng chính con người cũng góp phần tôn vinh và làm đẹp thêm phong cảnh của tạo hóa. Tất cả những điều đó đã đưa Bái Đính trở thành một viên ngọc sáng lấp lánh, đa sắc màu, ngàn năm tâm linh, ngàn năm huyền thoại.

dulichninhbinh.com.vn

Tỉnh thành Ninh Bình

Ninh Bình
Chỉ cách Hà Nội chưa tới 100km, Ninh Bình được nhiều du khách lựa chọn cho những chuyến đi ngắn ngày.

Điểm đến Ninh Bình Xem thêm

Tam Cốc - Bích Động
Tam Cốc - Bích Động sở hữu những cảnh đẹp thanh bình, nên thơ nhưng không kém phần mỹ miều.
Đan viện Châu Sơn
Nằm ở xã Phú Sơn, huyện Nho Quan, Ninh Bình, đan viện Châu Sơn là một thánh đường tuyệt đẹp về kiến trúc và cảnh quan.
Dục Thúy Sơn - Núi non nước - Cảnh tiên rơi cõi tục
Dục Thúy Sơn là thắng cảnh nổi tiếng của Ninh Bình, được ví là “cảnh tiên rơi cõi tục”.
Quần thể danh thắng Tràng An
Quần thể danh thắng Tràng An, Ninh Bình - một bức tranh sơn thủy hữu tình, là kết tinh văn hóa của dân tộc.
Hang Múa
Không nổi tiếng như Tràng An, Bái Đính nhưng Hang Múa cũng chiếm được cảm tình của nhiều du khách.
Độc đáo Nhà thờ đá Phát Diệm
Thánh đường hơn 120 năm tuổi bằng đá và gỗ lim này được mệnh danh “kinh đô Công giáo của Việt Nam”.
Động Thiên Hà - "Chốn thần tiên” trong di sản Tràng An
Động Thiên Hà nằm trong di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Tràng An, có vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vĩ, lung linh huyền ảo như “dải...
Tới Tràng An, thăm “làng thổ dân” trên Đảo Đầu lâu
Bộ phim bom tấn năm 2016 Kong: Skull Island (Kong: Đảo Đầu lâu) đã giúp quảng bá hình ảnh của Tràng An, Ninh Bình tới du khách...
Khám phá vẻ đẹp đầm Vân Long - khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước
Vân Long được mệnh danh là "vịnh không sóng" vì khi đi trên thuyền trên đầm, du khách sẽ thấy mặt nước phẳng như một tấm gương...

Ẩm thực Ninh Bình Xem thêm

Đặc sản 'thui rơm' thơm nức mũi, khách vừa ăn vừa cuốn mỏi tay ở Ninh Bình
Không chỉ gây ấn tượng với tên gọi lạ, món nem chạo Kim Sơn nổi tiếng của vùng đất Ninh Bình còn hấp dẫn thực khách bởi độ thanh...
Những món ăn “phải thử” khi đến Ninh Bình
Không chỉ nổi tiếng với các danh lam thắng cảnh nên thơ, Ninh Bình còn được biết đến với những món ăn nổi tiếng chỉ vùng đất này...
Độc đáo giò trứng Nộn Khê
Giò lụa, giò chả đã quá đỗi quen thuộc với người dân Việt Nam. Tuy nhiên, ở Nộn Khê (Ninh Bình) còn có thêm món giò trứng. Không...
Miến lươn Ninh Bình – hương vị đậm chất quê hương
Bên cạnh những đặc sản nổi tiếng như: thịt dê, cơm cháy, ở Ninh Bình còn có món miến lươn trứ danh mà các bạn nên thử ngay khi...
Cơm cháy Ninh Bình – Giá trị ẩm thực Châu Á
Cơm cháy Ninh Bình là món ăn đặc sản được Tổ chức kỷ lục Châu Á công nhận theo bộ tiêu chí "Giá trị ẩm thực Châu Á"; Tổ chức kỷ...
Bún mọc Kim Sơn
Tô bún mọc Kim Sơn dân dã với những viên mọc to, chắc, đậm đà là món ăn phải thử khi đến Ninh Bình.
Cá kho gáo - món ăn hấp dẫn của Ninh Bình
Cá kho gáo là một món ăn dân dã, thơm ngon khó cưỡng của người dân Ninh Bình.
Những đặc sản ngon ngất ngây ở Ninh Bình
Thịt dê hay cơm cháy Ninh Bình đã để lại một ấn tượng rất riêng trong lòng du khách.

Trải nghiệm Ninh Bình Xem thêm

Điểm sống ảo không dành cho người yếu tim đang gây 'sốt' ở Ninh Bình
Khối đá khổng lồ có mỏm đá nhô cao gần chục mét so với mặt đất, nằm chênh vênh giữa không gian rộng lớn mới được phát hiện, bất...
"Bỏ túi" những trải nghiệm độc - lạ khi đi du lịch Ninh Bình
Chèo thuyền kayak tại Di sản thế giới Tràng An, khám phá văn hóa bản địa tại Vân Long – Cúc Phương hay tham quan dã ngoại và tìm...
Ngỡ ngàng hồ sen ở Hang Múa nở rộ giữa trời Thu
Hồ sen Hang Múa "bung lụa" đầu tháng 9 khiến dân mạng khen ngợi hết lời.
Sen miền Bắc đã tàn, hồ sen Ninh Bình vẫn nở rộ hút khách du lịch
Trong khi các hồ sen khác đã tàn gần hết thì hồ sen dưới chân núi Ngọa Long (thuộc Hang Múa) này vẫn nở rộ và chưa có dấu hiệu...
Đến hang Múa, ngắm non nước hữu tình ở "lưng chừng trời"
Bên cạnh một Tam Cốc - Bích Động nên thơ, một Tràng An hữu tình, thì hang Múa lại mang trong mình sự kết hợp giữa nét hùng vĩ pha...
Hai danh thắng Việt Nam lên sóng truyền hình Hàn Quốc
Cách đây ít lâu, ekip chương trình truyền hình nổi tiếng Battle Trip của Hàn Quốc với sự tham gia của hai ngôi sao Eun Kyung và...
Khám phá nơi “non xanh nước biếc”
“Non xanh nước biếc” vốn chỉ là một từ ẩn dụ chỉ vẻ đẹp của một vùng thiên nhiên nào đó. Nhưng có một nơi cả non và nước đều xanh...
Sen nở rộ, lúa trải vàng ở "thánh địa sống ảo miền Bắc"
Cách đây ít lâu, trên mạng xã hội xuất hiện những hình ảnh về đầm sen nở rộ giữa trời thu ở Ninh Bình khiến nhiều người bất ngờ....
Trong lành Tràng An
Đi thuyền giữa vùng núi non hùng vĩ soi bóng xuống những dòng suối nhỏ nối liền các hang động ở Tràng An mang lại một trải nghiệm...

Cẩm nang du lịch Ninh Bình Xem thêm

Những địa danh đẹp nhất để du xuân ở Ninh Bình dịp Tết này
Ninh Bình là một trong những địa phương phát triển du lịch tốt nhất cả nước với nhiều danh thắng như Tràng An, Bái Đính, Hang...
Những điểm du Xuân không nên bỏ lỡ khi du lịch Ninh Bình
Ninh Bình những năm qua nổi lên là địa phương có nhiều điểm đến được ưa thích của không chỉ du khách nội địa mà còn cả bạn bè và...
Địa điểm du lịch Tết Nguyên đán 2020
Tết vốn là dịp để mọi người quây quần bên nhau, sum họp gia đình. Nhưng với nhiều gia đình bây giờ Tết là để vui chơi, để du...
Bạn có biết những điểm đến không thể bỏ qua ở Ninh Bình?
Khám phá những điểm du lịch nổi tiếng tại vùng đất cố đô Ninh Bình sẽ là sự trải nghiệm tuyệt vời cho các bạn trẻ vào mùa...
Top những điểm đến không nên bỏ lỡ nếu muốn khám phá Ninh Bình
Tràng An, Tam Cốc - Bích Động, Tuyệt tình cốc... mùa này đẹp tựa chốn bồng lai tiên cảnh. Mùa Thu dịu dàng khoác lên vùng đất cố...
Ninh Bình: Điểm du lịch tâm linh độc đáo
Ninh Bình là một trong những điểm đến du lịch nổi tiếng của miền Bắc khi nơi đây có nhiều thắng cảnh hùng vĩ và tráng lệ, những...
Nghỉ lễ 2/9: Tận hưởng mùa thu Ninh Bình ở những danh thắng đẹp mê hồn
Nghỉ lễ 2/9, nếu bạn còn phân vân đi đâu vừa gần Hà Nội, vừa tiện thăm thú được nhiều địa điểm thì Ninh Bình là sự lựa chọn không...
Mê hồn với Mùa vàng Tam Cốc từ đỉnh "Vạn lý trường thành Việt Nam"
Nhắc đến những cánh đồng lúa chín đẹp bậc nhất Việt Nam, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến những thửa ruộng bậc thang ở lưng chừng núi...
Ninh Bình phát triển bền vững mô hình du lịch cộng đồng
Mô hình du lịch cộng đồng hay còn gọi là du lịch homestay tại tỉnh Ninh Bình được du khách trong và ngoài nước ưa chuộng, đánh...

Khách sạn Ninh Bình Xem thêm

Những khu nghỉ dưỡng đưa du khách đắm mình giữa rừng cây
Hướng tới trào lưu du lịch xanh và bền vững, những khu nghỉ dưỡng độc đáo này được thiết kế để du khách kết nối, hòa hợp với môi...
Khách sạn Ninh Bình Legend
TripAdvisor bình chọn khách sạn 4 sao này là một trong những nơi lưu trú hàng đầu tại Ninh Bình.
Khu nghỉ dưỡng và khách sạn Ninh Bình Hidden Charm
Một trong những nơi lưu trú tuyệt vời nhất ở Ninh Bình do vị trí đẹp, và dịch vụ nghỉ dưỡng đẳng cấp.
Emeralda Resort Ninh Bình
Điểm đến lý tưởng dịp Giáng sinh, đón năm mới với chương trình dạ tiệc hấp dẫn.