Bánh tét lá cẩm có vỏ bánh màu tím hồng, nhân lòng đỏ trứng muối nổi bật ở giữa. Ảnh: dacsanmientay
Bánh tét vốn được mặc định là món ăn thiết yếu trong mỗi dịp Tết ở miền Nam. Ngày nay, các loại bánh tét cũng đa dạng, nhưng bánh tét lá cẩm Cần Thơ là một trong những đặc sản thuộc hàng top những món ăn ngon không thể thiếu trong những dịp này.
Được biết, gia đình bà Huỳnh Thị Trọng (hay còn gọi thân mật là bà Sáu Trọng) là những người phát minh ra món bánh tét lá cẩm nổi danh đất Tây Đô.
Để có đòn bánh ngon thì khâu lựa chọn nguyên liệu rất quan trọng, tất cả các nguyên liệu cần tươi mới để khi thành thành phẩm, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những khoanh bánh tét với đủ màu sắc tím, vàng, đỏ, nâu.
Cũng như các loại bánh tét khác, thành phần cơ bản của bánh tét lá cẩm là gạo nếp, đậu xanh, nước cốt đừa, thịt mỡ, các gia vị cần thiết và một nguyên liệu không thể thiếu là lá cẩm để tạo màu tím cho gạo nếp. Nếp chọn làm bánh là nếp rặt (nếp to hạt, trông tựa như trứng ngỗng thu nhỏ). Lá cẩm phải tươi để cho màu đẹp. Thịt lợn tươi tẩm ướp cho ngấm gia vị. Ngoài ra, nghệ nhân Sáu Trọng bổ sung thêm một số nguyên liệu như mỡ hành, lòng đỏ trứng vịt muối, góp phần tạo thêm hương vị thơm ngon cho bánh tét lá cẩm.
Nếp trắng trộn với nước lá cẩm rồi mang đi xào với nước cốt dừa.
Bánh tét lá cẩm được chế biến khá kỳ công. Nếp trắng phải ngâm trong 6 - 8 tiếng rồi để ráo nước, trộn với nước lá cẩm rồi xào lên để màu tím hồng của lá ngấm vào từng hạt gạo nếp. Nhân bánh có cả tôm khô, thịt ba chỉ ít mỡ, trứng muối ngon được chọn mua từ chợ đầu mối ở các tỉnh miền Tây.
Bánh được gói trong lá chuối tươi, sau khi gói xong thì luộc 4-5 tiếng trong nồi gang có lót một lớp lá chuối dưới đáy nồi. Tất cả các công đoạn đều được làm thủ công nên đòn bánh có ngon hay không phụ thuộc rất nhiều vào bàn tay của người nghệ nhân.
Các công đoạn làm bánh đều được làm thủ công.
Được biết, bà Sáu Trọng chế ra màu sắc mới cho món bánh tét này hoàn toàn tình cờ nhờ học hỏi từ người chồng chuyên làm bánh Tây, bà đã lấy nước lá cẩm pha nếp để bánh có màu sắc khác hẳn. Lá cẩm còn có giá trị dinh dưỡng, là một thảo dược tốt cho sức khỏe. Bánh tét lá cẩm về cơ bản được chia thành 4 loại tùy vào nhân: nhân thịt muối thập cẩm, nhân mỡ, bánh chay nhân chuối hoặc đậu xanh.
Cần Thơ hiện có khá nhiều lò bánh tét lá cẩm hoạt động hơn chục năm nay. Từ cách làm bánh tét lá cẩm, các tỉnh miền Tây khác cũng học hỏi và phát triển thêm nhiều loại bánh tét phong phú, đa dạng như bánh tét lá dứa, hay bánh tét lá cẩm lá dứa kết hợp.
Món bánh tét mang đậm phong vị của quê hương miền Tây mà chỉ nhìn thấy những khoanh bánh nhiều màu sắc là những người con xa quê lại dâng lên nỗi nhớ nhà khôn nguôi.
Hồng Điệp tổng hợp
Chiều 20/7, tại Cần Thơ, UBND thành phố phối hợp cùng Bộ Du lịch Vương quốc Campuchia tổ chức xúc tiến quảng...
Trong khuôn khổ Ngày hội Du lịch “Văn hóa chợ nổi Cái Răng” năm 2022, UBND quận Cái Răng, TP Cần Thơ đã phối...
Chiều nay 21/4, UBND quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ tổ chức họp báo về hoạt động ra mắt tuyến phố đi bộ vào dịp...
Sau lễ khánh thành công trình Đền thờ Vua Hùng vào tối ngày 6/4, từ ngày 7/4, công trình mở cửa đón người dân...
Trong khuôn khổ Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ lần thứ IX tại Cần Thơ, Hội thi Bánh dân gian Nam bộ năm 2022...
Tối 7/4, tại quảng trường Bình Thủy, Cần Thơ, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch phối hợp cùng UBND TP. Cần Thơ...
Sau một thời gian dài dừng hoạt động vì dịch bệnh, ngày 19/2, tàu cao tốc Mai Linh Express đã tái khởi động...
Sáng 7/12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Cần Thơ tổ chức cuộc họp bàn kế hoạch tổ chức các hoạt...
Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, vào dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, TP Cần Thơ sẽ không tổ chức đường hoa...
Trong bối cảnh chịu sự tác động của dịch Covid-19, các nền tảng số, ứng dụng trực tuyến là một gợi ý cho...
Sở Giao thông vận tải TP. Cần Thơ vừa thông báo mở lại hoạt động tuyến vận tải hành khách cổ định liên tỉnh...
Hậu Covid-19, nhiều doanh nghiệp du lịch ở Cần Thơ đã không chịu đầu hàng dịch bệnh, đang chủ động chuyển...