Đến với Hà Giang, du khách yêu thích khám phá thiên nhiên không thể bỏ qua chuyến hành trình chiêm ngưỡng và trải nghiệm vẻ đẹp thơ mộng, huyền bí của thác Tiên (Táng Tinh).
Chợ phiên vùng cao là điểm đến hấp dẫn đối với du khách vì ở đây họ được trải nghiệm rõ nhất sự độc đáo và đa dạng sắc màu văn hóa. Chợ Du Già, Hà Giang là một chợ phiên như vậy.
Mê cung đá là kiệt tác của thiên nhiên thuộc xã Lũng Pù và Khâu Vai (huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) có kiến tạo độc đáo về mặt địa chất, địa mạo. Mê cung đá cũng là điểm hẹn lý tưởng của tình yêu đôi lứa.
Cảnh sắc và thiên nhiên hoang dã cùng nét đẹp văn hóa của người Dao đỏ là những điểm nhấn để xã Hồ Thầu (Hoàng Su Phì) thu hút du khách tới trải nghiệm.
“Hồ treo” Sà Phìn thuộc xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Trên hành trình du lịch tới cột cờ Lũng Cú theo hướng từ huyện Yên Minh, Quản Bạ, đến Đồng Văn, du khách sẽ bắt gặp “hồ treo” Sà Phìn lung linh như viên ngọc giữa lưng chừng núi đá.
Làng Văn hóa du lịch cộng đồng (LVHDLCĐ) dân tộc Mông thôn Pả Vi Hạ, xã Pả Vi (Mèo Vạc) là nơi tập trung nhiều nét văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc Mông, cảnh quan thiên nhiên không chỉ đẹp mà còn hữu tình, đặc biệt là sự mến khách của người dân…. Ở đó, luôn có những “điểm nhấn” tạo được sức hút với nhiều du khách trong và ngoài nước khi lên vùng cao núi đá Mèo Vạc.
Qua nhiều thế hệ cần cù mưu sinh trên vùng đất hiểm trở với nhiều dãy núi cao, khe sâu, đồng bào các dân tộc thiểu số Dao, Nùng, La Chí ở huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang đã tạo nên hàng nghìn ha ruộng bậc thang.
Hà Giang ghi dấu trên bản đồ du lịch Việt Nam không chỉ bởi núi non trùng điệp, kỳ vĩ, những cung đèo hiểm trở mà còn bởi lịch sử bi tráng và oai hùng trong cuộc đấu tranh bảo vệ lãnh thổ thiêng liêng của dân tộc. Đài hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ trên Điểm cao 468 là một địa danh như thế.
Từ cuối tháng 9 đến giữa tháng 10, trên dải Tây Côn Lĩnh thuộc địa bàn thành phố Hà Giang, huyện Vị Xuyên là thời điểm các thửa ruộng bậc thang chín vàng.
Trong tứ đại đỉnh đèo nổi tiếng của phương Bắc, con đèo nằm vắt giữa Đồng Văn và Mèo Vạc, Hà Giang được xem là hiểm trở nhất nhưng khung cảnh hùng vĩ nhất.
Nếu đã có công lên đến cao nguyên đá Đồng Văn, hãy dành ít thời gian để đến thị trấn Phố Bảng và xa hơn chút nữa là xã Phố Là. Cả hai đều thuộc huyện Đồng Văn, Hà Giang và rất đáng đến trong hành trình tới miền cực Bắc Tổ quốc.
Nằm trong quần thể phố cổ Đồng Văn, chợ phiên Đồng Văn (Hà Giang) diễn ra vào chủ nhật hằng tuần trở thành điểm dừng chân khó bỏ qua đối với du khách, cho dù chợ phiên ngày nay đã khác nhiều so với trước kia.
Trong hành trình đến với Hà Giang vừa qua, đoàn nhà báo chúng tôi may mắn được khám phá Dinh thự họ Vương (Dinh Vua Mèo) ở xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn và không khỏi trầm trồ trước kiến trúc độc đáo của công trình thế kỷ cũng như tìm hiểu về gia thế dòng tộc họ Vương danh giá này.
Bảo tàng Hạnh phúc nằm dưới chân Tượng đài thanh niên xung phong mở đường Hạnh phúc nằm trên đèo Mã Pì Lèng đệ nhất hùng quan, với tổng giá trị trên 2 tỷ đồng, quy mô trên 90 m2.
Dinh thự vua Mèo Vương Chính Đức ở Đồng Văn, Hà Giang có tuổi đời 100 năm mô phỏng kiến trúc thành quách của nhà Thanh Trung Hoa, kết hợp với các hoa văn của người Mông và chọn lọc với kiến trúc Pháp.
Chợ phiên Đồng Văn mỗi tuần họp một phiên duy nhất vào sáng chủ nhật. Vào ngày chợ phiên, khu phố cổ vốn nhỏ bé tĩnh lặng trở nên náo nhiệt đông vui như ngày hội với đủ sắc màu sặc sỡ của trang phục người Dao, Mông, Tày, Nùng, Giáy, Lô Lô…
Phố Cáo nằm ở thung lũng vùng cao Tây Bắc, thuộc huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Đây là một điểm du lịch không thể bỏ qua được khi ghé thăm cao nguyên Đá Đồng Văn.
Cùng với mùa xuân, mùa thu cũng là thời điểm cao nguyên đá Hà Giang thực sự đẹp, thơ và lãng mạn. Đó là mùa cả miền đá rực rỡ sắc hoa hồng tím nhạt của Tam giác mạch.